Tiết trời mùa xuân thường mang đến không khí hanh khô nên làn da chúng ta vì thế mà cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là với trẻ em. Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý tới những bệnh da mùa xuân ở trẻ em.
Nguyên nhân gây bệnh da mùa xuân ở trẻ em
Mùa xuân đến, trẻ em thường mắc một số bệnh về da làm cho da bị khô, ngứa và hay bị bong vảy. Bên cạnh yếu tố thời tiết thì chế độ dinh dưỡng cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh da mùa xuân ở trẻ em. Biểu hiện trên da là những mụn nước dạng chàm hóa, khô, đóng vảy hoặc dạng vảy nến, phân bố đối xứng ở những vùng quanh hốc mắt, đầu chi, vùng hội âm và trên cằm, đầu gối, và khuỷu.
Thiếu kẽm
Trẻ không hấp thu đủ kẽm sẽ dẫn đến tình trạng thiếu kẽm. Thiếu kẽm là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da đầu chi ở trẻ. Biểu hiện trên da là mọc những mụn nước dạng chàm hóa, khô, đóng vảy hoặc có dạng vảy nến, phân bố đối xứng ở vùng quanh hốc mắt, đầu chi, vùng trên cằm, đầu gối và khuỷu…
Bên cạnh đó, trẻ còn gặp một số dấu hiệu khác như tiêu chảy kéo dài, viêm lưỡi, viêm miệng, viêm quanh móng, loạn dưỡng móng. Các vết thương ngoài da của trẻ chậm lành, hoặc bị nhiễm trùng tái phát, hoặc bị bội nhiễm nấm Candidas albicans.
Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời thì có thể thành mãn tính theo từng đợt. Nhiều trường hợp mặc dù biểu hiện ngoài da không nặng nhưng trẻ lại bị chậm tăng trưởng và chậm phát triển rõ.
Xem thêm: mua bảo hiểm cho trẻ em ở đâu
Thiếu acid béo thiết yếu
Các acid béo có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Nếu chế độ ăn thiếu chất béo, trẻ có thể bị một số bệnh viêm da toàn thân như hồng ban mảng dày, bong vảy,…
Một số biểu hiện của tình trạng thiếu acid béo thiết yếu khác bao gồm trẻ bị rụng tóc, giảm tiểu cầu và chậm lớn. Quan sát da trên kính hiển vi phát hiện thấy những vết nứt trên lớp sừng ở da, làm tăng tình trạng mất nước qua lớp thượng bì. Điều trị bằng bôi thuốc tại vùng thương tổn kết hợp dinh dưỡng thích hợp sẽ có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Bệnh suy dinh dưỡng phù
Khoảng thời gian chuyển từ cai sữa sang chế độ ăn đặc thường làm cho trẻ dễ rơi vào tình trạng thiếu protein nặng và cạn kiệt acid amino thiết yếu. Lúc này, da trẻ có màu đỏ nâu và bong vảy lan tỏa, nếu nặng hơn da có thể bị trợt và nứt nẻ. Những vùng da tổn thương thường tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời như bàn chân và mu bàn tay. Bên cạnh đó, móng tay, móng chân trở nên mỏng và mềm hơn, tóc thưa thớt, sợi mỏng và bạc màu…
Thiếu vitamin A
Vitamin A có vai trò thiết yếu trong tăng trưởng, trẻ bị thiếu vitamin sẽ ảnh hưởng tới da như khô da, dày sừng và tăng sản thượng bì, đặc biệt là ở lớp sừng nang lông và tuyến bã. Trường hợp nặng da bị bong vảy. Do vậy, phụ huynh cần chú ý chế độ ăn cho bé bổ sung đầy đủ vitamin A để duy trì dinh dưỡng cân bằng. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển và tăng trưởng tốt, mà còn có tác dụng gìn giữ làn da bé khỏe mạnh.
Một số bệnh khác dẫn tới bệnh da mùa xuân ở trẻ em
Bệnh xơ hóa nang: Là căn bệnh di truyền tác động tới các tuyến ngoại tiết gồm các tuyến tiết chất nhầy, tiết mồ hôi và tuyến khác. Bệnh có thể gây ra các biểu hiện như da tróc vảy, hồng ban nổi quanh miệng, vùng hội âm và tứ chi…
Bệnh Pellagra: Chế độ ăn thiếu acid nicotinide (một vitamin nhóm B) cũng làm trẻ hay bị phù, da nổi hồng ban ở vùng mặt, cổ và mu bàn tay, cánh tay, bàn chân, có cảm giác nóng rát khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bắt đầu là những biểu hiện phỏng da, viêm da, sau đó xuất hiện hồng ban hình cánh bướm trên vùng mặt và viêm da quanh cổ, mụn nước dày, vỡ và tăng sắc tố. Bệnh cũng có thể gặp ở những trẻ thiếu dinh dưỡng hoặc kém hấp thu niacin hoặc tryptophan.
Bệnh Scurvey: Bệnh do thiếu vitamin C gây ra, biểu hiện là da bị dày sừng nang lông, lông và tóc bị quăn ở vùng trên cánh tay, lưng, mông và chi dưới. Một số đặc điểm khác gồm hồng ban quanh nang lông và xuất huyết, miệng bị viêm sưng, nướu sưng đỏ. Để điều trị bệnh, cần bổ sung cho trẻ vitamin C với lượng phù hợp.
Trên đây là những thông tin về bệnh da mùa xuân ở trẻ em giúp cha mẹ tham khảo thêm kiến thức trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con yêu, để bé được lớn khôn và trưởng thành một cách khỏe mạnh nhất.
Để tốt nhất bạn nên đưa con đi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em để có thể đánh giá tốt nhất sức khỏe của bé nhé !