Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ chính là nỗi bận tâm của mọi ông bố bà mẹ, điều này dễ dàng nhận biết thông qua phân của bé. Tuy biết là vậy nhưng các bậc phụ huynh vẫn có những lầm tưởng cần được làm rõ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu chảy ở trẻ
Bệnh tiêu chảy thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng như sau:
+ Bé đột nhiên đi ngoài nhiều hơn những ngày khác
+ Phân của trẻ ở dạng lỏng và rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi, mùi tanh hơn.
Đặc biệt, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân có thể lẫn cả máu. Bé xuất hiện các biểu hiện khó chịu, hay quấy khóc, bú kém, có thể sốt, nôn ói.
4 lầm tưởng phổ biến về bệnh tiêu chảy ở trẻ
Khi trẻ bị tiêu chảy, chắc chắn ba mẹ sẽ tìm cách điều trị cho bé theo cách nhanh nhất tuy nhiên không phải cách nào cũng đúng, ba mẹ vẫn mắc phái những sai lầm khi chăm sóc con bị bệnh.
Lầm tưởng 1: Ói, tiêu chảy là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa
Khi có những triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, khi đưa con đi khám bé sẽ được chẩn đoán là rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên chẩn đoán này cũng không nói lên điều gì vì tất cả những biểu hiện bất thường về tiêu hóa đều được gọi là rối loạn tiêu hóa.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy và nguyên nhân phổ biến nhất là do bé bị lây nhiễm các loại siêu vi hay vi trùng, còn gọi là nhiễm trùng đường tiêu hóa. Nguyên nhân khác có thể do bé ăn uống thực phẩm đồ uống bị nhiễm bẩn, hoặc bị lây trực tiếp từ tay bị nhiễm khuẩn.
Lầm tưởng 2: Cần kiêng đồ ăn tanh hoặc thức ăn “nặng” như đạm thịt
Đây chắc chắn là lầm tưởng, trẻ bị tiêu chảy chỉ cần kiêng ăn đồ dơ, không hợp vệ sinh mà thôi. Bên cạnh đó, trẻ bị tiêu chảy nên bổ sung dung dịch bù nước như oresol, hydrite, pedialyte, hoặc đơn giản nhất là nước dừa vì nó có chứa các chất điện giải mà bé bị mất khi ói và tiêu chảy.
Trong trường hợp trẻ bị mất nước nặng và không thể bù nước thì cha mẹ cần đưa con đến ngay bệnh viện để truyền dịch và thăm khám bác sĩ để có kết luận chính xác về tình hình hiện tại của trẻ.
Lầm tưởng 3: Cho trẻ uống thuốc tiêu chảy khi bé bị nhiễm trùng đường tiêu hóa
Ba mẹ không cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy khi trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa bởi vì những thuốc này sẽ làm chậm sự tống xuất siêu vi, vi khuẩn và những chất độc ra khỏi cơ thể trẻ, từ đó khiến bệnh nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng con.
Lầm tưởng 4: Uống thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng đường tiêu hóa
Uống thuốc kháng sinh để loại trừ nhiễm trùng đường tiêu hóa không phải là cách thức tốt nhất vì tác nhân gây nhiễm trùng đường tiêu hóa là do siêu vi, mà siêu vi không bị ảnh hưởng bởi kháng sinh; chỉ có vi khuẩn mới có tác dụng với kháng sinh. Có một số trường hợp tiêu chảy cũng cần thuốc kháng sinh cho trẻ. Do đó để biết chính xác bệnh tình cũng như cách chữa trị thì phụ huynh nên đưa bé gặp bác sĩ để được tư vấn đúng nhất.
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?
Nguyên tắc quan trọng nhất khi bé bị tiêu chảy ba mẹ cần ghi nhớ chính là bù nước ngay lập tức. Một số dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch Oresol, ORS II, viên hydrite, nó có tác dụng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân.
Về chế độ dinh dưỡng, mẹ cũng cần chú ý:
+ Vẫn cho bé bú như bình thường, tăng số lần bú nếu bé có nhu cầu. Nếu bú bình thì cần pha loãng hơn bình thường, cho con ăn ít nhất 3 giờ một lần.
+ Với trẻ đã ăn dặm nên cho ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, khoai tây, chuối tiêu, hồng xiêm…
+ Phương thức chế biến đồ ăn cho con trong thời gian này nên là súp, cháo, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát…
+ Thức ăn cần chế biến sạch sẽ, kỹ lưỡng; ba mẹ cho con ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, nếu ăn thức ăn chế biến sẵn thì phải đun lại trước khi cho con ăn.
+ Bổ sung thêm cho trẻ hoa quả chín như: chuối, xoài, cam, hồng xiêm để tăng lượng kali.
Sức khỏe của con trẻ vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu với các bậc phụ huynh do đó để con luôn khỏe mạnh, không bị tiêu chảy thì mẹ cần chú ý hướng giải quyết trên đây, tránh những lầm tưởng không đúng.
Bạn đang đọc bài viết: 4 lầm tưởng về bệnh tiêu chảy ở trẻ mà nhiều người thường nghĩ