Lầm tưởng về vắc-xin là lý do khiến cho rất nhiều trẻ em không được tiếp cận với tiêm chủng. Đó có thể được coi là một mối lo ngại, bởi vì tiêm chủng thực sự đã cứu sống hàng trăm ngàn người.
Trẻ em có thể không được tiêm phòng vì các lựa chọn của cha mẹ. Điều đó phần lớn là do những thông tin bất lợi được lan truyền mạnh mẽ trên mạng về vắc-xin cho trẻ em. Và điều đó có thể khiến các bậc cha mẹ khó biết được đâu là sự thật và làm thế nào để giữ cho trẻ khỏe mạnh.

Dưới đây là những lầm tưởng phổ biến nhất và sự thật về vắc-xin mà cha mẹ cần biết:
Lầm tưởng về vắc-xin 1: Vắc-xin MMR gây ra bệnh tự kỷ
Một nghiên cứu được công bố trên The Lancet năm 1998 có mục đích liên kết bệnh tự kỷ với vắc-xin sởi, quai bị và rubella (MMR) thường tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi và 4 tuổi.
Trên thực tế, tác giả chính của nghiên cứu Andrew Wakefield, uối cùng đã bị cấm hành nghề y ở Vương quốc Anh một phần vì ông đã làm sai lệch kết quả nghiên cứu.
Nghiên cứu đó đã được bác bỏ và phần lớn các chuyên gia đồng ý rằng vắc-xin cho trẻ em không phải là một yếu tố gây tự kỷ. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã không tìm thấy mối liên hệ nào giữa bệnh tự kỷ và vắc-xin (theo lời của bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Seattle và phát ngôn viên của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ).

Lầm tưởng về vắc-xin 2: Tiêm nhiều vắc-xin khiến hệ miễn dịch của trẻ quá tải
Theo lịch tiêm chủng, trẻ em có thể tiêm tới 26 mũi tới 3 tuổi. Một số người lo lắng rằng tiêm quá nhiều vắc-xin trong thời gian bé mới chào đời có thể khiến hệ miễn dịch của trẻ quá tải. Vì vậy, một số cha mẹ yêu cầu các bác sĩ trì hoãn lịch tiêm vắc-xin. Nhưng điều đó là hoàn toàn sai lầm. Đa phần, hiệu quả của vắc-xin phụ thuộc vào thời điểm bé được tiêm. Có nghĩa là một loại vắc-xin nên được tiêm ở độ tuổi phù hợp để tránh các rủi ro bệnh tật.
Ví dụ, vắc-xin MMR được tiêm khi bé 12 tháng tuổi để trẻ nhận sự miễn dịch hầu như đã mất từ mẹ truyền sang. Nếu một đứa trẻ không được tiêm vắc-xin và tiếp xúc với một người mắc bệnh sởi, hoặc thậm chí đi vào một căn phòng mà người gần đây bị sởi đã rời đi, thì có 90% khả năng nhiễm bệnh. Ngược lại, trẻ đã tiêm cả hai liều MMR được khuyến nghị chỉ có 3% khả năng phát triển bệnh sởi.
Ba mẹ cảm thấy như bé phải tiêm rất nhiều mũi ngay từ khi còn rất nhỏ nhưng mỗi loại chỉ chứa một lượng nhỏ virus hoặc vi khuẩn bất hoạt. Chúng giúp tạo ra các kháng thể, thúc đẩy hệ thống miễn dịch chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh.

Lầm tưởng về vắc xin 3: Vắc-xin có thể khiến trẻ ốm
Tiêm phòng cúm không thể gây ra cúm (hoặc nhiễm trùng khác) nhưng có thể gây ra một số triệu chứng giống như cúm nhẹ và tạm thời. Đây thực ra là một dấu hiệu tốt. Nó có nghĩa là vắc-xin đang xây dựng hiệu quả miễn dịch.
Nhưng giống như tiêm phòng cúm, một số loại vắc-xin có thể gây ra tác dụng phụ tạm thời, chẳng hạn như sốt nhẹ hoặc sưng tại chỗ tiêm. Nếu con bạn gặp phải tác dụng phụ hoặc phản ứng bất lợi với vắc-xin, không cần phải tránh mũi tiêm tiếp theo của loại đó trong lịch trình. Khả năng xảy ra tác dụng phụ nhỏ tái phát là dưới 50% và khả năng xảy ra phản ứng nghiêm trọng xảy ra một lần nữa là dưới 1%.
Không có loại vắc-xin nào khác được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt có thể gây ra các bệnh mà chúng bảo vệ.

Lầm tưởng về vắc-xin 4: Vắc xin chứa hóa chất có hại
Một số vắc-xin cho trẻ em có chứa các chất nghe có vẻ đáng lo ngại, đáng chú ý là formaldehyd hoặc dấu vết của thủy ngân. Nhưng theo FDA, lượng formaldehyd trong vắc-xin nhỏ hơn lượng sản xuất tự nhiên của cơ thể chúng ta.
Tuy nhiên, để đáp lại những lo ngại của người tiêu dùng, các nhà sản xuất đang dần loại bỏ việc sử dụng thủy ngân trong hầu hết các loại vắc-xin. Nếu bạn bị dị ứng với một hoặc nhiều thành phần trong vắc-xin hoặc không thể dung nạp chúng vì các lý do sức khỏe đặc biệt khác bạn cần nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào.

Lầm tưởng về vắc-xin 5: Mọi người đều đã tiêm phòng cho con của họ, vì vậy con bạn không cần
Về mặt lý thuyết, nếu mọi người trong cộng đồng của bạn được tiêm chủng, nó sẽ giúp bảo vệ gia đình bạn. Đối với mỗi bệnh truyền nhiễm, một tỷ lệ nhất định người dân trong khu vực phải được tiêm phòng để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Điều này được gọi là miễn dịch đàn.
Nhưng nếu dịch bệnh xảy ra, những người không được tiêm phòng sẽ càng dễ mắc bệnh hơn. Điều đó có nghĩa là bạn không thể dựa vào khả năng miễn dịch của người khác để bảo vệ con bạn nếu bạn không tiêm phòng cho chúng.
Xem thêm bài viết: Cơ sở tiêm chủng an toàn chất lượng tại Hà Nội
Xem thêm bài viết: Lịch tiêm chủng cho trẻ bạn cần biết