Việc trẻ thường xuyên bị bầm tím khi chơi đùa hay thỉnh hoảng khó thở, chán ăn… nhiều mẹ cứ nghĩ rằng đó chỉ là hiện tượng bình thường do con đùa nghịch, nô đùa quá trớn hay bệnh vặt mà quên mất nó có thể cảnh báo nguy cơ ung thư ở trẻ.
Nguy cơ ung thư bạch cầu, loại ung thư được xếp vào hàng nguy hiểm nhất với trẻ em hiện nay có thể nhiều cha mẹ chưa biết. Dưới đây là 9 dấu hiệu tưởng bình thường nhưng cực kỳ nghiêm trọng mẹ cần lưu tâm:
Dễ bầm tím khi va chạm
Trẻ con nô đùa, té ngã thể hiện sự hiếu động rất bình thường. Bé thích nô đùa, chơi thể thao,… nên chuyện gặp tai nạn nhỏ gây bầm tím là chuyện thường thấy. Tuy nhiên nếu bạn phát hiện con rất dễ bị những vết bầm tím ngay cả với những va chạm nhỏ thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu.
Chảy máu mũi không rõ nguyên nhân
Con thỉnh thoảng bị chảy máu mũi nhưng khi đi khám bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân cụ thể (như tổn thương mũi hay nóng trong người) thì cha mẹ nên nghĩ ngay tới đây có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu. Theo các tài liệu y tế thì các mạch máu ở mũi trở nên yếu hơn và có khuynh hướng dễ vỡ hơn khi trẻ mắc bệnh này.
Chán ăn
Giai đoạn trẻ ăn dặm thì chuyện chán ăn xảy ra mọi gia đình. Đó cũng là lý do nhiều bà mẹ lơ là với triệu chứng tưởng như rất bình thường này. Nhưng mẹ cũng cần biết rằng, các tế bào bạch cầu được tích lũy trong gan, thận, lá lách có thể gây cho trẻ cảm giác đau bụng. Vì vậy, con thường biếng ăn và không thể ăn cùng lúc một lượng thực phẩm như bình thường. Thông thường con sẽ bị giảm cân trong thời gian dài.
Thường xuyên nhiễm trùng
Giống như các vết bầm tím, trẻ thường xuyên bị nhiễm trùng cũng dễ dàng bị cha mẹ bỏ qua. Đây có thể là một dấu hiệu khác của bệnh bạch cầu, các tế bào bạch cầu có vai trò rất quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng. Do đó bệnh bạch cầu có thể làm giảm miễn dịch của cơ thể, khiến sức đề kháng của bé bị suy giảm.
Sưng tấy
Các hạch bạch huyết có chức năng lọc máu nhưng đôi khi các tế bào này lại tập trung trong các hạch bạch huyết. Điều này có thể gây ra triệu chứng sưng tấy ở mắt, cổ, dưới cánh tay, trên xương đòn, ở bẹn… Dấu hiệu này cũng thường bị các bậc phụ huynh chủ quan bỏ qua.
Đau dạ dày cấp tính
Dấu hiệu này mẹ có thể dễ dàng nhận biết hơn, cha mẹ cần sớm đưa bé đến bệnh viện thăm khám. Hiện tượng đau dạ dày liên tục mà không có chứng khó tiêu là do các tế bào ung thư bạch cầu đã tích tụ trong dạ dày, ảnh hưởng đến các mô dạ dày.
Khó thở
Khi bị ung thư, các tế bào ung thư trong máu sẽ bắt đầu phá hủy các tế bào của phổi, do đó gây ra các vấn đề về đường hô hấp như khó thở và thở khò khè ở trẻ em.
Đau khớp
Với những trẻ lớn, nếu bạn nhận thấy con thường bị đau khớp, khuỷu tay, đầu gối, đau lưng,… mà không có thương tích nào thì đó cũng là dấu hiệu của bệnh bạch cầu. Loại bệnh này gây ra hiện tượng các tế bào máu trắng có hại sinh sôi nảy nở với tốc độ nhanh chóng, dẫn đến tình trạng lấn át các tế bào máu khác gây ra hiện tượng đau nhức xương khớp.
Thiếu máu
Tình trạng này thường xảy ra với rất nhiều trẻ em ở độ tuổi con đang lớn. Nếu trẻ đã có các triệu chứng như thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, ăn không ngon,… hãy làm xét nghiệm máu và kiểm tra xem có mắc bệnh bạch cầu hay không.
Ung thư ở trẻ em không phải là chuyện hiếm. Ngay sau khi sinh trẻ đã có nguy cơ mắc phải bệnh ung thư bạch cầu nguy hiểm. Đối với con trẻ, khi con xuất hiện những dấu hiệu bình thường nhưng lặp lại thường xuyên không rõ nguyên nhân thì cha mẹ cần đưa con đi khám sức khỏe ngay lập tức để nắm rõ tình hình và có phương hướng điều trị.
Bạn đang đọc bài viết: 9 triệu chứng ngỡ bình thường nhưng cảnh báo nguy cơ ung thư ở trẻ