Khi trẻ có những biểu hiện như tự kỉ, ít nói, trầm cảm hay có những cảm xúc xáo trộn trong học tập, tình cảm nam nữ,… thì cha mẹ cần đưa con tới gặp bác sĩ tâm lý trẻ em để được tư vấn kịp thời giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng ấy.
Khi nào nên đưa bé tới gặp bác sĩ tâm lý trẻ em?
Ở mỗi độ tuổi nhất định, biểu hiện bệnh tâm lý của trẻ rất khác nhau do đó các bậc phụ huynh cần chú ý quan sát, theo dõi để kịp thời phát hiện bệnh. Dưới đây là một số biểu hiện ở các bé mà cha mẹ cần đưa đi khám tư vấn tâm lý trẻ em.
-Từ 0-2 tuổi: Trẻ gặp nhiều vấn đề trong mối quan hệ mẹ-con do bệnh lí hay dị tật của trẻ. Có khó khăn từ việc ăn uống đến giấc ngủ. Trẻ có những hành vi bất thường như hay cáu gắt, quấy khóc, không tiếp xúc mắt với mọi người xung quanh, khả năng phản xạ của trẻ kém,..
-Từ 2-10 tuổi: Trẻ gặp rối loạn về các chức năng ăn uống, ngủ nghỉ và rối loạn thể chất như bị đau đầu, đau lưng, đau bụng hoặc có biểu hiện co thắt cơ. Nhiều trẻ chậm nói, không nói hoặc nói ít sau 20 tháng tuổi mặc dù không gặp những tổn thương về hệ thần kinh cũng như tai-mũi-họng. Trẻ chậm phát triển tư duy không kèm theo khuyết tật bẩm sinh như hội chứng Down, bị bại não, di chứng do sinh non hoặc gặp biến chứng lúc sinh. Trẻ thường xuyên stress, lo âu, trầm cảm, buồn vui thất thường, không thích nghi được với môi trường học tập, môi trường sống xung quanh.
-Từ 10-19 tuổi: Trẻ có những biểu hiện bệnh trầm cảm một cách nghiêm trọng, gặp các rối loạn về ăn uống, ngủ, lo âu, buồn phiền. Nhiều trẻ gặp khó khăn trong các mối quan hệ với gia đình và xã hội như khó giao tiếp, khó hòa nhập với bạn bè, có xu hướng nổi loạn và trầm trọng nhất là có tư tưởng tự tử, tự hủy hoại cơ thể. Hoặc một vài trẻ mắc bệnh tâm lý là do phải chứng kiến các cảnh bạo lực trong gia đình.
Nguyên nhân dẫn tới các bệnh tâm lý ở trẻ
Theo các chuyên gia tư vấn tâm lý trẻ em, sự biến đổi về thể chất và hoàn cảnh sống là 2 nguyên nhân chính gây bệnh tâm lý ở trẻ:
-Về mặt thể chất: trẻ bị rối loạn tâm lý do đột biến gien, nhiễm virus khi còn trong bụng mẹ, bị ảnh hưởng của thuốc hoặc hóa chất gây tổn thương não bộ.. Ngoài ra, sinh non cũng là nguyên nhân gây rối loạn tâm lý vì trẻ vừa bị cách ly mẹ lại vừa phải chịu đựng sự đau đớn vì tiêm thuốc mà không nhận được hơi ấm của mẹ.
-Về hoàn cảnh sống: sự quan tâm, chiều chuộng thái quá hay thái độ lạnh nhạt, thờ ơ, bạo lực của cha mẹ đều ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Khi quan tâm quá mức khiến trẻ cảm thấy bị áp đặt, mất tự do dẫn tới trẻ sẽ ngày càng lầm lì và ít nói. Ngoài ra, việc bố mẹ quá bận rộn, cãi nhau hoặc ly hôn cũng tác động không tốt đến tâm lý trẻ em. Để hạn chế những trường hợp mắc bệnh tâm lý ở trẻ em, gia đình nên quan tâm và chăm sóc trẻ chu đáo nhưng không nên áp đặt trẻ quá mức. Đặc biệt là đừng quá kỳ vọng vào việc học hành thi cử của trẻ, đặt ra những mục tiêu quá cao để buộc trẻ phải đạt được. Những xung đột giữa người lớn nên nổ và khi không có mặt trẻ để tránh trẻ bị tổn thương về tâm hồn.
Ngoài ra, cần kết hợp với các bác sĩ tâm lý trẻ em để có phương pháp điều trị khoa học và thích hợp nhất. Theo các chuyên gia tâm lý trẻ em, các bệnh tâm lý sẽ được điều trị chủ yếu bằng các liệu pháp tâm lý mới đem lại hiệu quả cao.