Là nguyên nhân gây ra các căn bệnh về cả thể chất và tinh thần, bệnh béo phì ở trẻ em ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bé nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Bệnh béo phì ở trẻ em là gì?
Những năm gần đây, bệnh béo phì ở trẻ em đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là ở các thành phố lớn nơi có mức sống cao. Dựa trên chỉ số BMI theo lứa tuổi và giới tính, trẻ có chỉ số từ 25 đến 29,9 được chẩn đoán là béo phì độ I, từ 30-39,9 là béo phì độ II và trên 40 là béo phì nghiêm trọng độ III.
Bệnh béo phì ở trẻ em được chia thành 4 thời kỳ phát triển: giai đoạn còn bú sữa, giai đoạn nhỏ tuổi, tuổi đi học, béo tuổi trưởng thành. Trong đó, giai đoạn trẻ đang bú sữa rất đáng chú ý vì lúc này tế bào mỡ sinh sản rất nhanh, nếu trẻ có cân nặng quá khổ mà không được điều chỉnh kịp thời thì rấ dễ bị béo phì suốt đời.

Tác hại của bệnh béo phì ở trẻ em
Bệnh béo phì ở trẻ em dẫn tới không ít biến chứng nguy hiểm về mặt sức khỏe, cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ:
Ảnh hưởng tới quá trình phát triển
Theo thống kê, trẻ béo phì thường chậm biết đi hơn vì bị thiếu canxi và tổn thương sụn. Hệ miễn dịch cũng bị ảnh hưởng khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa. Trí nhớ, khả năng tư duy và phát triển ngôn ngữ cũng ảnh hưởng không nhỏ khiến sự phát triển của trẻ không đồng đều như bạn bè cùng trang lứa.
Dẫn tới các căn bệnh biến chứng
Bệnh béo phì ở trẻ em là nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ mắc phải các hội chứng rối loạn chuyển hóa, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, cao huyết áp, buồng trứng đa nang và bệnh tim mạch… khi đến tuổi trưởng thành. Đây là những căn bệnh xuất phát từ sự rối loại lipid máu và mất cân bằng hormone do dư thừa insulin.
Xem thêm: khám tổng quát cho bé một cách toàn diện
Ảnh hưởng đến tâm lý và sự hòa nhập xã hội
Trẻ bị bệnh béo phì thường có tâm lý tự ti và trở nên nhút nhát trong tập thể. Cái nhìn thiếu thiện cảm và sự trêu chọc của mọi người cũng là một yếu tố khiến trẻ không thể phát huy hết năng lực và sở trường của mình. Điển hình một số trẻ béo phì còn bị chấn thương tâm lý và không có đủ nghị lực để giảm cân và cải thiện sức khỏe của mình.

Với những tác hại và biến chứng khó lường, ba mẹ không nên chủ quan khi con bị thừa cân. Hãy tìm đến các phòng khám nhi để các bác sĩ dinh dưỡng có thể tư vấn chế độ ăn uống, tập luyện cho con một cách lành mạnh để bé có một sức khỏe và tương lai tốt đẹp hơn.