Bệnh chàm ở trẻ em có thể khiến bé cảm thấy vô cùng khó chịu nếu ba mẹ không biết cách chăm sóc làn da non nớt của trẻ trong những năm tháng đầu đời.
Bệnh chàm ở trẻ em là gì?
Bệnh chàm ở trẻ em, hay còn gọi là bệnh chàm sữa – là căn bệnh dị ứng da ở những bé có cơ địa nhạy cảm khiến lớp biểu bì da dễ bị viêm và kích ứng khi tiếp xúc với dị nguyên bên ngoài.

Trẻ mắc bệnh chàm thường trải qua 3 giai đoạn chính là giai đoạn cấp tính, bán cấp và mãn tính. Trong đó, giai đoạn cấp tính biểu hiện thành các nốt mụn nước tập trung trên da, da trẻ mẩn đỏ, phù nề và ngứa ngáy vì bị tổn thương. Ở giai đoạn bán cấp, da bắt đầu hết phù, bớt đỏ và dịu dần đi.
Và nếu giai đoạn bán cấp và cấp tính kéo dài vài tháng mà không được điều trị khám tổng quát cho bé đúng cách, bệnh sẽ bước sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, bé cảm thấy ngứa ngáy, da bị viêm nặng dày cộm lên trở thành những “giếng chàn”, khiến trẻ vô cùng khó chịu và quấy khóc nhiều, đặc biệt là về đêm.

Bên cạnh đó, bệnh chàm ở trẻ em cũng được chia ra thành 2 thể lâm sàng khác nhau là chàm thể tạng, chàm nhiễm khuẩn. Chàm thể tạng thường xảy ra ở những bé đang bú mẹ trong những tháng đầu mới sinh. Các nốt chàm thường xuất hiện ở mũi, má, trán và cằm với những mụn nước mọc thành từng đám. Còn chàm thể tạng là hiện tượng vùng chàm có vết loét và có vảy trên bề mặt, xung quanh là lớp da mẩn đỏ, kèm theo mụn nước tiết dịch.
Chăm sóc trẻ bị chàm như thế nào?
Bệnh chàm ở trẻ em sẽ dần thuyên giảm và biến mất nếu ba mẹ biết chăm sóc đúng cách. Hãy lưu ý không để trẻ tiếp xúc với hóa chất hay các loại nước tẩy rửa, kể cả xà phòng và sữa tắm vì da có thể bị kích ứng nặng hơn, khiến trẻ ngứa ngáy và gãi gây nhiễm khuẩn da. Hãy lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ như Cetaphil, Saforell, Physiogel…

Dù là mùa đông hay mùa hè, hãy chọn cho con các loại quần áo bằng chất liệu cotton mềm để tránh làm tổn thương làn da của bé. Ngoài ra, nếu đang cho bé bú, mẹ nên hạn chế ăn cá biến, trứng hay mỡ và nội tạng động vật vì bé có thể bị dị ứng.
Môi trường xung quanh cần được giữ khô thoáng và đủ độ ẩm, tránh để da bị khô hay quá ẩm ướt. Hãy thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn nệm và chỗ ngủ cho bé, tránh bụi bặm hay lông động vật tiếp xúc với da khi trẻ đang bị chàm.
Xem thêm các bệnh trẻ em tại website: Khoa Nhi bệnh viện Hồng Ngọc