Bệnh ghẻ ở trẻ em có thể khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là dẫn đến nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm. Cùng khoa Nhi bệnh viện Hồng Ngọc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh cho bé yêu nhé!
Bệnh ghẻ ở trẻ em là gì?

Bệnh ghẻ ở trẻ em là do kí sinh trùng Sarcoptes scabies, Hominis (tên dân gian thường gọi là cái ghẻ) gây ra. Khi xâm nhập vào da, chúng sẽ đào các hang rãnh khiến trẻ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy và khó chịu. Đặc biệt là làn da của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị nhiễm trùng nếu không được điều trị dứt điểm.
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ ở trẻ em
Cái ghẻ có kích thước rất nhỏ, chỉ từ 0,3 đến 0,5mm nên chúng dễ dàng xâm nhập vào sâu trong da, sau đó liên tục đẻ trứng khiến bệnh lây lan khắp bề mặt da chỉ trong vòng vài ngày. Ban đêm, cái ghẻ thường bò lên trên bề mặt da nên bệnh rất dễ lây lan khi dùng chung chăn chiếu, khăn hay mặc chung quần áo.
Thậm chí, trẻ chơi chung đồ chơi và tiếp xúc với những bé bị ghẻ cũng có thể bị lây. Vì vậy, không vệ sinh cơ thể và môi trường sống là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh ghẻ ở trẻ em.

Trong vòng 2 tuần đầu sau khi nhiễm ký sinh trùng ghẻ, bé chưa có biểu hiện gì rõ rệt. Sau đó là thời kỳ ủ bệnh khoảng 10 đến 15 ngày. Ban đầu trẻ sẽ chỉ bị ngứa ở các kẽ ngón tay, ngón chân, rãnh cổ, mông… Sau đó ngứa lan ra toàn thân, đặc biệt là vào ban đêm khi cái ghẻ hoạt động mạnh.
Chẩn đoán bệnh ghẻ ở trẻ em
Chẩn đoán bệnh ghẻ ở trẻ em không hề khó hay cần đến nhiều xét nghiệm chuyên sâu, bạn hoàn toàn có thể dựa vào kinh nghiệm để nhận ra căn bệnh này. Tuy nhiên, không ít trường hợp ba mẹ nhầm lẫn bệnh ghẻ với bệnh eczema hay mụn nước, vì chúng đều có chung triệu chứng là ngứa ngáy và khó chịu trên da.

Triệu chứng dễ phân biệt nhất bệnh ghẻ ở trẻ em là ngứa nhiều vào ban đêm, khi thời tiết nóng ẩm hoặc lúc trẻ hoạt động ra nhiều mồ hôi. Mụn nước xuất hiện nhiều ở các kẽ, lằn chỉ trên da, vùng bẹn, nách… Đặc biệt, triệu chứng ngứa ghẻ sẽ không xuất hiện ở trên đầu, mặt và phần lưng trên như các căn bệnh da liễu khác (trừ trẻ em dưới 2 tuổi). Ngoài ra, ba mẹ có thể dùng kính lóp có thể nhìn thấy cái ghẻ ở trên da hoặc các “đường hầm” mà chúng đào trên da trẻ.
Xem thêm: Khám tổng quát cho bé tại Hà Nội
Ngay khi nhận biết chính xác bệnh ghẻ, ba mẹ không nên mua thuốc bôi tự ý chữa tại nhà mà hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị dứt điểm và phòng ngừa lây nhiễm cho mọi người trong gia đình.