Bệnh ho ở trẻ em có thể kéo dài dai dẳng và tiến triển nặng nếu ba mẹ không có những kiến thức nhất định về căn bệnh phổ biến này.
Bệnh ho ở trẻ em có nguy hiểm không?
Xem thêm: khám tổng quát cho bé ở hà nội
Thực chất, bệnh ho ở trẻ em là cơ chế phản ứng của cơ thể để loại bỏ các vi trùng hay chất nhầy khó chịu ra khỏi phế quản nhằm bảo vệ phổi và họng của bé.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ho ở trẻ em, đó có thể là do bé bị cảm lạnh thông thường hoặc đường hô hấp đang bị nhiễm khuẩn. Trong nhiều trường hợp, trẻ bị hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi cũng bị ho kéo dài.
Phân loại bệnh ho ở trẻ em
Khi thăm khám bệnh ho ở trẻ em, các bác sĩ sẽ xem xét các đặc tính của cơn ho và lắng nghe tiếng phổi cũng như quan sát nhịp thở của trẻ để chẩn đoán xem trẻ bị ho là do đâu.

Có nhiều loại ho khác nhau: ho do cảm cúm thường đi kèm với hắt hơi và sổ mũi, ho do viêm phổi thường đi kèm với sốt… Nếu trẻ phải chịu đựng cơn ho dai dẳng nhiều ngày, đặc biệt là vào ban đêm, ba mẹ nên tìm cách giảm thiểu cảm giác khó chịu cho trẻ bằng cách giữ ấm cơ thể, bôi dầu gió vào gan bàn chân, lòng bàn tay, súc miệng nước muối để tiêu diệt vi khuẩn (nếu trẻ bị viêm họng). Và đặc biệt, ba mẹ không nên tùy tiện cho trẻ sử dụng thuốc ho nếu chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Khi nào cần đưa con đến gặp bác sĩ?
Khi trẻ chỉ húng hắng ho do cảm lạnh mà không bị sốt (hoặc chỉ sốt nhẹ), nếu con vẫn chơi ngoan và ăn uống bình thường, bạn có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà bằng cách cho bé uống nhiều nước cam để tăng cường sức đề kháng. Theo dõi thân nhiệt của con và giữ ấm cho trẻ, những cơn ho sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Mặt khác, bố mẹ không nên chủ quan mà phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi con bị ho dai dẳng kèm theo những triệu chứng sau đây:
– Trẻ ho sặc sụa, kèm theo những cơn co thắt, hơi thở khò khè, mặt tím tái: có thể trẻ bị vướng dị vật ở đường thở hoặc lên cơn hen suyễn hoặc viêm tiểu phế quản, hãy đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
– Trẻ bị ho và sốt cao trên 39 độ. Đây có thể là dấu hiệu của viêm phổi nên ba mẹ hãy đưa con đi kiểm tra ngay nhé.

– Khi trẻ ho liên tục, gương mặt xanh tái, thở hổn hển kèm theo nôn mửa liên tục, hãy đưa bé đến điều trị với bác sĩ ngay.
– Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, ba mẹ cần cẩn trọng hơn khi bé bị ho kèm theo nôn ói, có thể bé đã bị trào ngược thực quản , dạ dày.
Và trong mọi trường hợp, nếu trẻ ho liên tục không dứt trong hơn hai tuần, ba mẹ không nên tiếp tục theo dõi tại nhà mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.