Bệnh kiết lỵ ở trẻ em không quá xa lạ với các ông bố, bà mẹ, nhưng hiểu biết về căn bệnh này có thể giúp bạn phòng ngừa thật tốt các biến chứng nguy hiểm để bảo vệ sức khỏe của con yêu.
Xem thêm: Nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ ở trẻ em
Bệnh kiết lỵ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ do hiện tượng nhiễm trùng ruột già mà vi khuẩn Shigella và Entamoeba histolyca gây nên. Vào cuối hè đầu thu, tầm tháng 6, tháng 7 là mùa cao điểm trẻ dễ mắc bệnh kiết lỵ nhất. Bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ em vì có thể dẫn đến mất nước. Trẻ từ 2-3 tháng tuổi đã có nguy cơ mắc kiết lị do vi khuẩn lây truyền nếu bé không được rửa tay sạch sẽ thường xuyên.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh kiết lỵ
Điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em không quá khó khăn, nhưng nếu bé không được theo dõi cẩn thận có thể dẫn đến những biến chứng trầm trọng.
Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, cơ thể sẽ mất nước khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, da dẻ khô nứt, mắt mũi trũng sâu. Nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ bị hôn mê và tử vong trong vòng 24 giờ nếu không được điều trị kịp thời. Trẻ thường xuyên bị kiệt lỵ sẽ suy nhược cơ thể, gầy yếu, thậm chí là suy dinh dưỡng.

Chưa dừng lại ở đó, bệnh kiết lỵ ở trẻ em có thể biến chứng thành nhiễm trùng đường ruột, viêm loét đường ruột dẫn đến thủng ruột. Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn có thể theo đường máu gây nhiễm trùng các cơ quan trong cơ thể như phổi, não…
Làm gì khi con bị kiết lỵ?
Bệnh kiết lỵ ở trẻ em không quá nguy hiểm nhưng bố mẹ cần cẩn trọng và theo dõi trẻ thật sát sao ngay khi con có dấu hiệu bệnh. Nếu thấy bé bị tiêu chảy, trong phân có chứa máu, chất nhầy hay mủ thì hãy đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi ngay để được điều trị càng sớm càng tốt, tránh trường hợp mất nước.

Bé bị kiết lỵ cần kiêng những thực phẩm nhiều chất xơ vì chúng sẽ kích thích đường ruột khiến bé bị tiêu chảy nặng hơn. Những món ăn cay, nóng nhiều gia vị hay thịt, cá, trứng, sữa cũng cần kiêng tuyệt đối. Tốt nhất là ba mẹ nên cho bé ăn cháo loãng với muối và uống bổ sung Orezol. Bên cạnh đó, hãy làm vệ sinh sạch sẽ sau khi bé đi vệ sinh để đề phòng nguy cơ lây nhiễm. Để đề phòng bệnh kiết lỵ tái phát, hãy lưu ý nguyên tắc ăn chín, uống sôi và luôn nhắc nhở bé vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn cũng như sau khi đi vệ sinh.