Bệnh lao phổi ở trẻ em là một trong những căn bệnh hô hấp vô cùng nguy hiểm. Vậy bệnh có lây hay không và làm sao để chẩn đoán bệnh chính xác

Bệnh lao phổi ở trẻ em do một loại trực khuẩn hình que có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đây là loại trực khuẩn có khả năng tồn tại trong thời gian dài ở các mô sâu trong cơ thể, khi có điều kiện sẽ gây ra bệnh lao phổi ở trẻ em và cả người lớn.
Bệnh lao phổi ở trẻ em có lây không?

Bệnh lao phổi ở trẻ em là một trong số những bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường hô hấp. Vi khuẩn từ người bị lao phổi có thể thoát ra khi họ hắt hơi hoặc khạc đờm. Vi khuẩn này có thể sống trong không khí khá lâu nên khi trẻ hít vào phổi sẽ có khả năng lây nhiễm. Khi vào đến phổi, vi khuẩn lao sẽ nhân lên thành từng đám mờ tròn nhỏ và khu trú ở các nhu mô phổi. Nếu cơ thể và hệ miễn dịch không đáp ứng được chức năng đào thải, virus sẽ tiến triển thành bệnh lao phổi.
Chẩn đoán bệnh lao phổi ở trẻ em
Nguy cơ mắc bệnh lao phổi ở trẻ em là khá cao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, trong đó giai đoạn nhũ nhi dưới 2 tuổi là dễ mắc bệnh hơn cả vì lúc này sức đề kháng của trẻ còn non yếu nên cơ thể không thể tự đào thải trực khuẩn gây lao ra ngoài. Trong khi đó, việc chẩn đoán bệnh lao phổi ở trẻ em gặp nhiều khó khăn, vì các triệu chứng lâm sàng của bệnh không đặc trưng nên dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh hô hấp thông thường khác. Bên cạnh đó, tỷ lệ tìm thấy trực khuẩn lao phổi trong bệnh phẩm (đờm, dịch hô hấp) là rất thấp.

Khi tiến hành xét nghiệm và chụp Xquang, có thể gặp phải tình trạng phản ứng Mantoux âm tính giả. Để chẩn đoán chính xác, cần phải thực hiện nội soi phế quản. Tuy nhiên chỉ những cơ sở y tế có khả năng khám sức khỏe tổng quát cho bé mới thực hiện được phương pháp chẩn đoán này.

Trong thực hành lâm sàng, các bác sĩ chuyên khoa vẫn khuyến cáo các bậc phụ huynh nên cẩn trọng khi thấy con mắc các triệu chứng như viêm phế quản dai dẳng không khỏi dù đã điều trị dài ngày bằng kháng sinh, kèm theo sốt nhẹ tái đi tái lại, cơ thể mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân. Dù không rõ nguồn lây nhiễm, ba mẹ vẫn nên đưa con đi khám để thực hiện các chẩn đoán chuyên sâu đề phòng nguy cơ mắc bệnh lao phổi.