Nổi mề đay là một trong những bệnh thường gặp trên da của trẻ nhỏ. Do da bé còn non nớt và nhạy cảm nên rất dễ nổi mề đay nhất là vào mùa hè. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại vô cùng khó chịu và là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ.
Bệnh nổi mề đay là gì?

Mề đay là tình trạng da nổi lên từng đám sẩn đỏ, sưng, phù nề, không đều, gồ cao, lỗ chân lông giãn rộng. Nó gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu trên da bé.
Mề đay thường có phần da trung tâm màu nhạt và bao bọc xung quanh bởi quầng đỏ.Những đám sần này liên kết với nhau thành từng mảng lớn, lan nhanh trên khắp vùng da.
Bệnh xuất hiện đột ngột, lan nhanh, có thể biến mất sau vài giờ, vài ngày, cũng có thể kéo dài hàng tháng và không phải là bệnh có thể lây lan sang người khác.
Triệu chứng bệnh nổi mề đay ở trẻ em
– Ngứa dữ dội, khó chịu, day dứt
– Xuất hiện từng đợt và có thể tái phát
– Kèm đau bụng, đi ngoài, khó thở (do ban mọc ở đường hô hấp)
Bạn đang xem bài viết: Bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ
Các loại mề đay
Bệnh nổi mề đay được phân ra thành nhiều loại tùy thuộc vào thời gian và mức độ gây bệnh.
- Theo thời gian
– Mề đay cấp tính: Xuất hiện và biến mất trong vài giờ hoặc vài ngày
– Mề đay mãn tính: Bệnh kéo dài trên 6 tuần

- Theo mức độ bệnh
– Mề đay thông thường: xuất hiện cái vết sần đỏ đột ngột, có thể lan rộng hoặc không và biến mất sau vài giờ không để lại dấu vết gì.
– Phù Quincke: nổi ban đột ngột gây sưng to 1 vùng, có thể kèm nổi mề đay. Bệnh đặc biệt nguy hiểm nếu bị phù ở lưỡi, thanh quản có thể dẫn đến suy hô hấp rồi tử vong nếu không được xử lí kịp thời.
– Da vẽ nổi: hiện tượng trên da sẽ nổi lên vệt màu hồng theo đúng hình dáng mà bạn dùng 1 vật xát nhẹ lên da.
Nguyên nhân của bệnh nổi mề đay ở trẻ là gì?
- Do bị côn trùng đốt và cắn: Một số bé có làn da quá nhạy cảm sẽ xuất hiện nổi mề đay sau khi bị ong hay kiến lửa đốt.
- Dị ứng nổi mề đay do thực phẩm. Cơ thể bé có thể phản ứng với một số chất mà trẻ ăn vào thậm chí chỉ cần tiếp xúc trên da cũng bị dị ứng.
- Do tiếp xúc với các tác nhân di ứng như lông chó, lông mèo… hoặc các tác nhân trong không khí như phấn hoa, nấm mốc.
- Do bệnh tật bởi một số bệnh cảm lạnh hay nhiễm vi rút cũng dễ dẫn đến nổi mề đay.
- Nhiệt độ môi trường và không khí cũng là nguyên nhân gây nổi mề đay đặc biệt là mùa hè.
- Thuốc kháng sinh và một số loại thuốc khác cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
- Đôi khi, mề đay cũng do di truyền gây nên.
Điều trị nổi mề đay

Nếu trẻ bị mề đay do tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài thì nên tắm rửa sạch sẽ cho bé.
Tránh mặc quần áo bó sát đặc biệt là ở những vùng đang bị nổi mề đay.
Nếu bệnh lâu khỏi và lan rộng thì nên đến gặp bác sĩ để nhận được sự điều trị hiệu quả nhất.
Với những kiến thức trên đây, hy vọng bạn sẽ có biện pháp để bảo vệ sức khỏe con yêu.