Tham khảo những thông tin về bệnh răng miệng ở trẻ em giúp ba mẹ hiểu được những nguy cơ nha khoa trong từng độ tuổi của trẻ và có cách phòng ngừa cũng như xử trí tốt nhất.

Bệnh răng miệng ở trẻ em không chỉ gây đau nhức, khó chịu cho trẻ, mà còn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm cũng như giọng nói của trẻ sau này. Vì vậy, tùy từng giai đoạn phát triển của bé, ba mẹ cần theo dõi thật kỹ và đưa con đến gặp nha sĩ thường xuyên, có như vậy bé mới giữ được nụ cười rạng rỡ mỗi ngày.
Bệnh răng miệng ở trẻ em từ 0-3 tuổi
Giai đoạn từ 0-3 tuổi, trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa nhỏ bé đầu tiên, lúc này men răng khá yếu, lợi cũng dễ tổn thương. Nếu không được chăm sóc đúng cách, con có thể mắc phải các bệnh răng miệng ở trẻ em như:
Viêm lợi: lợi của trẻ sưng tấy, chảy máu khi đánh răng, kèm theo hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Sâu răng: Mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai ở răng xuất hiện các lỗ sâu từ nhỏ đến lớn. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra biến chứng viêm tủy, khiến trẻ bị đau răng dữ dội, không thể ăn uống được.

Bệnh răng miệng ở trẻ em thường khiến trẻ sốt, bỏ bú, bỏ ăn, quấy khóc, sút cân… Ba mẹ không nên chủ quan trước các triệu chứng của bệnh răng miệng ở trẻ nhỏ. Hãy đưa con đến gặp nha sĩ để được điều trị, tránh ảnh hưởng đến men răng hoặc làm rụng răng sữa quá sớm.
Quan trọng hơn, ba mẹ không nên tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà mà không có chỉ định của bác sĩ. Nhiều trường hợp trẻ đã bị nhiễm trùng máu do tự ý sử dụng thuốc không đúng cách tại nhà. Hãy đưa trẻ em đến với dịch vụ khám tổng quát cho bé tại bênh viện Hồng Ngọc để an tâm hơn.
Bệnh răng miệng ở trẻ em từ 3-5 tuổi
Giai đoạn từ 3-5 tuổi, trẻ rất hiếu động và thường xuyên chạy nhảy vui đùa. Vì vậy, những tai nạn nho nhỏ như: ngã xấp, sô vào bàn ghế và vật dụng trong nhà… rất dễ xảy ra, khiến răng trẻ bị chấn thương vùng răng miệng, chảy máu răng, gãy vỡ răng, rụng răng, di lệch răng…

Tùy theo tình trạng chấn thương răng của trẻ, ba mẹ hãy kiểm tra răng miệng của con để sơ cứu kịp thời và đưa trẻ đến gặp nha sĩ. Các biện pháp điều trị nha khoa thích hợp sẽ giúp bé bảo tồn răng sữa và hạn chế tổn thương lợi, tủy.

Trong những năm tháng đầu đời, bệnh răng miệng ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến chức năng nhai và thẩm mỹ gương mặt của trẻ sau này. Vì vậy, ba mẹ hãy hình thành cho con thói quen giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng 2 lần 1 ngày, xúc miệng sau mỗi khi ăn cũng như bổ sung đủ canxi cho cơ thể và đi khám nha sĩ định kỳ 2 lần/năm.
Xem thêm: Bệnh nghiến răng ở trẻ em