Bệnh sổ mũi ở trẻ em có thể xảy đến bất cứ lúc nào nếu trẻ không được giữ ấm đúng cách. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí khi con bị sổ mũi nhé.

Nguyên nhân bệnh sổ mũi ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh sổ mũi ở trẻ em, kèm theo đó là các triệu chứng khác nhau mà ba mẹ rất dễ nhầm lẫn.

Khi bị dị ứng, trẻ sẽ hắt hơi, sổ mũi kèm theo mắt đỏ và ngứa. Trong điều kiện thời tiết lạnh, trẻ rất dễ bị sổ mũi do cảm lạnh, kèm theo các triệu chứng, đau họng, ho và sốt, chảy nước mắt và hắt xì hơi liên tục. Nếu bị cúm, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn, người rã rời đau ê ẩm, sổ mũi liên tục kèm theo cảm giác ớn lạnh và chóng mặt. Ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi, không ít trường hợp bé để dị vật chui vào mũi gây chảy nước mũi hoặc tổn thương niêm mạc mũi.
Cách xử trí bệnh sổ mũi ở trẻ em
Bệnh sổ mũi ở trẻ em không quá đáng ngại vì bé sẽ không phải đối mặt với nguy cơ biến chứng nào nguy hiểm cả. Tuy nhiên, ba mẹ nên cẩn thận khi chăm sóc bé tại nhà và không nên tự ý dùng các loại thuốc trị sổ mũi mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh hay tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa. Vì một số loại thuốc sổ mũi sẽ gây tác dụng phụ với trẻ hoặc liều lượng quá cao so với căn bệnh thật sự mà trẻ mắc.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo ba mẹ nên thực hiện các biện pháp sau đây trước khi đưa bé đến gặp bác sĩ:
- Hút sạch mũi cho trẻ và vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý. Trước tiên, hãy đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi ngả ra sau, nhỏ 1, 2 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ để làm lỏng dịch nhầy, sau đó hút sạch nước mũi và dịch nhầy bằng dụng cụ hút mũi. Trong trường hợp bé bị dị vật chui vào mũi, ba mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để xử trí, tuyệt đối không tự ý gắp tại nhà vì có thể làm niêm mạc mũi mỏng manh của con bị tổn thương.
- Cho con uống nhiều nước là một cách hữu hiệu để xua tan các triệu chứng khó chịu của bệnh sổ mũi ở trẻ em. Nhất là khi bé bị sổ mũi do cảm cúm hay cảm lạnh, hãy bổ sung nước trái cây và cho bé ăn súp dạng lỏng.
Bổ sung nước trái cây và cho bé ăn súp dạng lỏng - Tắm nước ấm: Dù mùa đông hay mùa hè, ba mẹ cũng nên cho trẻ tắm nước ấm ở nơi kín gió. Sau đó lau khô người cho trẻ để giữ ấm cơ thể và hạn chế tình trạng sổ mũi. Với trẻ trên 2 tuổi, bạn có thể dùng vài giọt tinh dầu khuynh diệp hòa cùng nước tắm để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Trẻ bị sổ mũi thông thường không kèm theo các triệu chứng đáng lo ngại thì ba mẹ có thể không cần cho bé đi khám bác sĩ. Tuy nhiên nếu trẻ bị mắc dị vật trong mũi, sốt cao, co giật hay khó thở thì ba mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ ngay nhé!
Xem thêm: Cách chữa bệnh sổ mũi cho bé hiệu quả