Là một căn bệnh nguy hiểm, bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em chiếm tỷ lệ tử vong rất cao. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết căn bệnh này ở trẻ để có phương án dự phòng kịp thời nhé!
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em là gì?
Bệnh tim bẩm sinh trẻ em là tình trạng xuất hiện những dị tật bất thường ở tim từ khi trẻ mới sinh ra. Hiệu ứng bệnh lý của bệnh tim có thể tăng lên theo cấp số cộng và tăng nguy cơ gây tử vong đột ngột ở trẻ khó cứu chữa được. Có tới 90% trường hợp trẻ em mắc bệnh tim mạch là bệnh tim bẩm sinh, tần suất mắc bệnh giữa nam và nữ tương đương nhau và chiếm khoảng 0.7% – 0.8 %.

Dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh trẻ em
Một số trường hợp mắc bệnh tim bẩm sinh thường đi kèm theo các dị tật khác như sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng Down, đầu to, đầu nhỏ…Một số trường hợp khác, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nhưng không hề có dấu hiệu rõ ràng và chỉ phát hiện được khi đi khám sức khỏe. Ba mẹ lưu ý đưa bé đi khám tổng quát cho bé ở hà nội càng sớm càng tốt khi phát hiện các dấu hiệu sau:
– Trẻ bị giới hạn hoạt động, trẻ nhỏ thường có dấu hiệu nhanh mệt mỗi khi ăn hoặc khi bú, trẻ lớn thường khó chạy nhảy vui đùa như bạn bè cùng trang lứa.

– Da và niêm mạc tím đi kèm với tình trạng ngón tay và ngón trân dùi trống.
– Trẻ thở nhanh, khó thở.
– Thể chất kém phát triển nếu trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có shunt phải hoặc shunt trái, lưu lượng tim giảm.
– Đau ngực khi gắng sức. Dấu hiệu này ít gặp ở trẻ nhỏ.
– Thiếu oxy cấp thường gặp trong bệnh tim bẩm sinh có tím.
Chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh tim
Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh sẽ phải sống với căn bệnh nguy hiểm này suốt đời, kể từ giây phút chào đời. Mặc dù các bé vẫn có thể sinh hoạt và học tập bình thường nhưng các bậc cha mẹ vẫn cần chăm sóc kỹ lưỡng để bảo vệ cho trẻ có được sức khỏe tốt nhất có thể:
– Trước tiên, cần cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp theo dõi điều trị thích hợp, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

– Luôn giữ ấm cho trẻ, vệ sinh cơ thể, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh nhiễm trùng và cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
– Hạn chế để trẻ vận động mạnh hay đùa vui quá nhiều, không cho trẻ làm những công việc nặng cần phải gắng sức.
– Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cần được điều trị răng để tránh viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
– Tuân thủ lịch khám và điều trị của bác sĩ. Với những trẻ đã phẫu thuật vẫn cần phải theo dõi sát sao sau đó.