Cảm cúm, sốt, đau họng, tiêu chảy… là những bệnh trẻ em khi thời tiết giao mùa mà ba mẹ cần lưu ý phòng tránh cho con.

Khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh và ngược lại, nhiệt độ trong ngày dao động liên tục tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi. Lúc này, hệ miễn dịch non yếu của trẻ chưa kịp thích nghi với những thay đổi của môi trường, dẫn đến sức đề kháng suy giảm và bộc phát các căn bệnh ở trẻ.
Dưới đây là những bệnh trẻ em khi thời tiết giao mùa từ Khoa Nhi Hồng Ngọc mà ba mẹ cần biết để phòng tránh và chăm sóc con thật tốt.
Cảm cúm

Cảm cúm là một trong những bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh trẻ em khi thời tiết giao mùa. Virus cảm cúm lây lan qua không khí và tấn công sức đề kháng non yếu của trẻ, khiến trẻ bị sốt, đau đầu, hắt xì, sổ mũi và mệt mỏi.
Chi tiết: khám tổng quát cho bé ở hà nội
Bệnh rất dễ lây lan nhưng không có nhiều biến chứng nghiêm trọng, nên ba mẹ chỉ cần giữ ấm cho trẻ và tăng cường sức đề kháng cho con bằng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí là các triệu chứng khó chịu sẽ thuyên giảm và biến mất.
Sốt

Những cơn sốt bất chợt là một bệnh trẻ em khi thời tiết giao mùa mà ba mẹ cần lưu ý. Để tránh việc trẻ bị sốt cao và mất nước, dẫn tới các triệu chứng co giật, hôn mê đe dọa tính mạng, ba mẹ nên chườm nóng cho bé, cho con uống thuốc hạ sốt và bù nước điện giải. Nếu bé vẫn không hạ sốt, hãy đưa con đến gặp bác sĩ ngay.
Viêm họng

Thời tiết thay đổi khiến cơ thể bé trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ bên ngoài, vì vậy trẻ rất dễ bị viêm họng, kèm theo sốt và ho. Tùy từng mức độ của bệnh mà trẻ có thể bị tấy đỏ họng, sưng amidan hoặc có hạch, vì vậy ba mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán mức độ bệnh và dùng thuốc kháng sinh theo đơn.
Tiêu chảy
Bên cạnh nguyên nhân nhiễm khuẩn từ thức ăn, trẻ có thể bị tiêu chảy do virus và các kí sinh trùng tấn công đường ruột. Để phòng ngừa căn bệnh trẻ em khi thời tiết giao mùa này, ba mẹ nên cho bé ăn chín, uống sôi, uống nhiều nước và nước hoa quả. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, không nên chủ quan mà hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được xử trí kịp thời, tránh nguy cơ mất nước ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Để phòng ngừa các căn bệnh trẻ em khi thời tiết giao mùa, hãy giữ ấm cho trẻ khi trời trở lạnh, đặc biệt là các vị trí như ngực, bàn chân, cổ, đầu. Không để trẻ ra ngoài vào sáng sớm và tối muộn và hạn chế để con tiếp xúc với virus gây bệnh từ những người bị bệnh hô hấp.
Xem thêm: xét nghiệm sàng lọc sơ sinh
Bên cạnh đó, cho trẻ uống nước ấm và ăn uống các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cũng là một cách để tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe của trẻ trước nguy cơ mắc các căn bệnh giao mùa.