BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM VÀO MÙA ĐÔNG
Cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và ho là những bệnh trẻ em thường gặp vào mùa đông. Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu thông tin về các căn bệnh này để có cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con.
Thời tiết lạnh giá vào mùa đông là điều kiện thuận lợi cho các căn bệnh tai-mũi-họng tấn công sức đề kháng non yếu của trẻ, khi trẻ không được giữ ấm đúng cách thì rất dễ đổ bệnh. Dưới đây là 5 bệnh trẻ em thường gặp mùa đông mà ba mẹ cần nắm rõ:
Bệnh cảm lạnh
Xem thêm: khám sức khỏe du học
Trong số các bệnh trẻ em thường gặp mùa đông, cảm lạnh là căn bệnh đầu tiên mà ba mẹ cần chú ý. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh này là do virus xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ. Trẻ có thể bị virus tấn công do tiếp xúc với các trẻ khác, hoặc do hệ miễn dịch non yếu nên không thể sản sinh đủ kháng thể để chống lại sự xâm nhập của virus. Tuy nhiên, bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày nên ba mẹ không cần quá lo lắng.
Bệnh viêm mũi
Mùa đông trẻ dễ bị nhiễm lạnh gây viêm mũi, nghẹt mũi, sổ mũi và khó thở, thậm chí là kèm theo sốt. Nếu ba mẹ không giữ ấm cho trẻ thì bé sẽ bị viêm mũi tái đi tái lại, dẫn đến viêm họng và các bệnh lý đường hô hấp khác. Cũng như các căn bệnh trẻ em thường gặp mùa đông, viêm mũi không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho trẻ, vì vậy ba mẹ nên phòng ngừa cho con bằng cách giữ ấm cơ thể và tăng cường sức đề kháng bằng các loại vitamin.
Bệnh viêm họng cấp
Viêm họng cấp là bệnh trẻ em thường gặp vào mùa đông, nhưng ba mẹ không nên chủ quan khi bé yêu mắc phải căn bệnh này. Trẻ sẽ bị sưng họng, biếng ăn và sút cân trông thấy nếu bệnh kéo dài mà không thuyên giảm. Hãy đưa bé đi khám tổng quát cho bé để nhận định mức độ bệnh và điều trị bằng thuốc cho dứt điểm.
Bệnh viêm phế quản
Khi trẻ bị sổ mũi và ho do nhiễm lạnh vào thời tiết giao mùa, nếu ba mẹ không chú ý chăm sóc trẻ thì bệnh sẽ tiến triển thành biến chứng bội nhiễm gây viêm phế quản. Nhiều ba mẹ nghĩ rằng đây chỉ là những bệnh trẻ em thường gặp vào mùa đông và không gây biến chứng gì nghiêm trọng. Nhưng nếu để trẻ tiếp tục bị nhiễm lạnh và không điều trị dứt điểm thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và đề kháng của trẻ.
Những cơn ho không dứt
Ho là triệu chứng thường gặp ở trẻ khi trời trở lạnh. Ở mức độ nhẹ, trẻ chỉ có những tiếng ho khan, sau đó bệnh tiến triển nặng dần thành ho có đờm. Bên cạnh việc giữ ấm cổ và gan bàn chân cho trẻ, ba mẹ nên cho con uống nước ấm, ngậm chanh mật ong. Nếu tình trạng ho của bé không thuyên giảm sau 1 tuần, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ tại các phòng khám nhi ở Hà Nội ngay.