Bệnh tưa lưỡi ở trẻ em là hiện tượng phổ biến ở trẻ và không gây nguy hiểm, nhưng ba mẹ cần biết cách khắc phục hợp lý để không làm ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ.
Bệnh tưa lưỡi ở trẻ em là gì?
Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, nếu để ý bạn sẽ thấy trên bề mặt lưỡi của bé có những chấm trắng kèm theo những vết nứt nhỏ. Sau đó, những chấm trắng này dần lan ra thành mảng trắng ngà, rồi chuyển thành màu vàng nâu.
Xem thêm: kham tong quat cho be
Ban đầu, chúng chỉ xuất hiện ở niêm mạc lưỡi, sau đó lan ra mặt trong má, mép hoặc họng. Các mảng trắng này rất khó bong ra và có thể khiến trẻ trở nên biếng ăn. Đó chính là bệnh tưa lưỡi ở trẻ em.

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tưa lưỡi ở trẻ em là bé bị nhiễm nấm hoặc virus. Bệnh không nguy hiểm và rất phổ biến ở trẻ sơ sinh nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, tưa lưỡi gây vướng víu, khó chịu cho bé khi ăn nên ba mẹ nên biết cách chăm sóc phù hợp để không làm ảnh hưởng đến việc ăn uống của con.
Chăm sóc bé bị tưa lưỡi như thế nào?
Dù bé đang bú mẹ hay đã bước sang tuổi ăn dặm, mẹ nên vệ sinh miệng cho bé hàng ngày để hạn chế bệnh tưa lưỡi ở trẻ em. Với trẻ đang bú mẹ hoặc bú bình, hãy cho bé uống vài thìa nước sau khi bú, sau đó dùng miếng gạc nhỏ nhúng nước muối pha loãng để lau nhẹ phần lưỡi cho bé.
Bạn có thể mua dụng cụ lấy tưa lưỡi ở các cửa hàng bán đồ cho bé để vệ sinh lưỡi cho con. Khi lấy tưa lưỡi, chú ý bế bé nằm cao đầu chứ không để bé nằm ngang nếu không bé sẽ dễ bị nôn trớ do cảm giác khó chịu ở lưỡi.

Với những bé đang ăn dặm, hãy cho bé ăn thức ăn mềm dạng lỏng để không làm bé bị đau rát niêm mạc lưỡi. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý giữ vệ sinh bình sữa và núm sữa để bé không bị nhiễm khuẩn. Không cho bé ăn nhiều trái cây hay đồ ăn nóng khiến bé khó chịu trong người. Mỗi tuần 2 lần, bạn nên vệ sinh lưỡi cho bé bằng cách tương tự như các bé sơ sinh.

Lưu ý không nên vệ sinh lưỡi quá nhiều hay làm mạnh tay làm tổn thương niêm mạc lưỡi mỏng manh của bé. Nhiều mẹ không hiểu rõ về bệnh tưa lưỡi ở trẻ em nên đã tìm cách cạo sạch các đốm trắng trên lưỡi hoặc chà xát lưỡi bé mạnh bằng khăn xô, khiến niêm mạc lưỡi của trẻ bị tổn thương, thậm chí là xây xước và chảy máu lưỡi. Vì vậy ba mẹ nên tuyệt đối cẩn trọng và nhẹ nhàng.
Xem thêm: Cách chữa bệnh tưa lưỡi ở trẻ em