Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em tuy không quá nguy hiểm nhưng lại diễn biến phức tạp do bé hay gãi dẫn đến nhiễm trùng. Triệu chứng của bện như thế nào và nguyên nhân do đâu luôn là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm.

Viêm da cơ địa là bệnh lí về da, thường gặp ở những trẻ có làn da nhạy cảm. Bệnh xuất hiện các mụn nước, ngứa, mẩn đỏ và có nguy cơ lan rộng khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với những chất dễ gây kích ứng hoặc tiếp xúc với lông chó, mèo.
Thời gian phát bệnh thường vào 2 tháng đầu, có 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu đời, 30% trong khoảng 5 năm tuổi và 10% từ 6 – 20 tuổi. Trong đó, có khoảng 70% trẻ khỏi bệnh khi lớn lên, 30% còn lại thì kéo dài dai dẳng.
Triệu chứng của viêm da cơ địa

- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi, bệnh viêm da cơ địa biểu hiện là những đám đỏ da, ngứa, sau đó xuất hiện nhiều mụn nước dễ vỡ, đóng vảy khi khô ở những vị trí dễ gặp như má, cổ, thân mình và dưới mặt các chi. Bé thường khỏi khi được 18 tháng – 4 tuổi.
- Đối với trẻ trên 2 tuổi, bệnh viêm da cơ địa biểu hiện bằng những sẩn đỏ, mụn nước khu trú hay lan tỏa cấp tính đồng thời kèm theo nhiễm khuẩn tứ phát. Vị trí hay gặp là ở khuỷu tay, hai bên cổ, mi mắt. Bệnh kéo thoe tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ và bé thường khỏi khi được 10 tuổi.
- Tình trạng ngứa ở trẻ xảy ra nhiều khi về đêm, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh.
- Các đám mẩn đỏ không có ranh giới, xuất hiện mụn nước tiết dịch, da trẻ bị đóng mủ tiết, phù nề và có tiết dịch ở mụn.
- Đối với các mụn nước, nếu trẻ gãi nhiều sẽ dẫn đến sự hình thành các vẩy tiết vàng do bị bội nhiễm tụ cầu.
Bạn đang xem bài viết: Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ – nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm da cơ địa ở trẻ

- Yếu tố di truyền: Nếu ông bà hoặc bố mẹ có tiền sử bị viêm da cơ địa thì trẻ sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Trẻ tiếp xúc với các vật có khả năng gây ngứa như lông súc vật, gia cầm, áo len, khăn bông kém chất lượng…
- Trẻ dị ứng thức ăn hoặc dị ứng do thay đổi môi trường không khí hoặc do tiếp xúc với chất thải bẩn.
- Sức đề kháng của trẻ còn yếu nên dễ khó chống lại tác nhân gây viêm da cơ địa.
- Thiếu nước dẫn đến khả năng hoạt động của gan, thận kém hiệu quả trong việc bài trừ chất độc hại.
- Cha mẹ cho trẻ ăn nhiều đồ cay nóng hoặc các loại trái cây có tính nóng như xoài, sầu riêng…thậm chí là các chất kích thích như cà phê…