Thời tiết hanh khô chính là điều kiện thuận lợi gây nên bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em. Đây là một dạng viêm da mãn tính, gây ngứa dữ dội và có khả năng tái phát đối với những trẻ có làn da nhạy cảm.
Bệnh viêm da dị ứng là gì?
Viêm da dị ứng là bệnh ngoài da có khả năng xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi màu da. Trong đó, tỷ lệ trẻ em bị viêm da dị ứng khá cao với tỷ lệ 90% trẻ mắc bệnh trước 5 tuổi. Ở trẻ sơ sinh, viêm da dị ứng thường xuất hiện phổi biến tại các vị trí như đầu, mặt, má, khuỷu tay, đầu gối.

Phần lớn trẻ em bị viêm da dị ứng sau khi khỏi bệnh đều có thể lấy lại được làn da bình thường. Tuy nhiên, tình trạng ngứa ngáy dữ dội và bề mặt da xấu xí trong thời gian mắc bệnh khiến các bé cảm thấy khó chịu. Hầu hết các trường hợp viêm da dị ứng ở giai đoạn thiếu niên đều có thể được khắc phục khi 10-14 tuổi. Các trường hợp còn lại, bệnh có thể phát triển thành viêm da mạn tính khi trưởng thành.
Xem thêm: Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh tại Hồng Ngọc
Các giai đoạn của bệnh viêm da dị ứng trẻ em
– Giai đoạn sơ sinh (1-6 tháng tuổi): Bệnh viêm da dị ứng xuất hiện trong giai đoạn này thường được gọi là lác sữa với biểu hiện là những nốt nước sẩn đỏ, dần dần nước rỉ ra và đóng vảy. Các nốt này phân bố nhiều ở hai bế má, da đầu, trán, người, các nếp duỗi ở chân và tay.

– Giai đoạn thiếu niên (4-10 tuổi): Giai đoạn này, bệnh viêm da dị ứng biểu hiện thành những mảng tròn dày, viêm da khô phân bố ở các vị trí như mắt cá chân, cổ tay, khoeo, phần trước xương trụ.
– Giai đoạn trưởng thành (từ tuổi 12 trở lên): Vị trí xuất hiện viêm da dị ứng là ở cổ, vùng nếp duỗi cánh tay, chân. Một số trường hợp xuất hiện ở bàn chân, mặt lưng của cánh tay, kẽ ngón chân và kẽ ngón tay với dạng viêm da khổ, tăng sừng và nứt nẻ.
Chăm sóc trẻ bị viêm da dị ứng
Chăm sóc tại nhà đúng cách là việc hết sức quan trọng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và tránh được những nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
– Giữ cho da của trẻ luôn sạch sẽ bằng cách lau mặt bằng khăn ấm và tắm rửa mỗi ngày. Sau đó dùng khăn bông mềm thấm khô và bôi kem làm ẩm để theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Bôi thuốc: Các mẹ nên sử dụng thuốc mỡ, kem hoặc dầu làm ẩm để thoa lên vùng da bị dị ứng của trẻ theo đúng chỉ định để đảm bảo duy trì độ ẩm cho vùng da cần điều trị suốt cả ngày.
– Biện pháp làm giảm kích ứng và giảm ngứa: Stress là một trong những lý do khiến trẻ gãi ngứa nhiều. Do đó, bạn nên giữ cho trẻ được ổn định tâm lý, ngủ nghỉ đủ giấc để tinh thần được thoải mái. Lưu ý cắt ngắn móng tay, cho trẻ đeo bao tay vào ban đêm để tránh trẻ gãi làm tổn thương da.

– Không sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa để vệ sinh da cho trẻ. Nên chọn những loại quần áo có khả năng thấm mồ hôi tốt.
– Không để trẻ tiếp xúc với vật nuôi hoặc thú bông, không cho trẻ bò hoặc ngồi dưới nền đất.
– Tránh để trẻ ăn những thức ăn gây dị ứng.
Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu sốt, ngứa dữ dội, da tổn thương nhiều, vết dị ứng có mủ, chảy máu hoặc đóng vảy vàng và không suy giảm trong vòng 1 tuần, cần đưa trẻ đến các chuyên khoa nhi để được các bác sĩ da liễu thăm khám và chữa trị kịp thời.
Xem thêm: bệnh dị ứng ở trẻ em