Không chỉ ở người lớn, bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ cao gây ra những biến chứng nặng.
Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em thường có 3 loại chủ yếu là viêm thận, viêm bàng quang và nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Từ trẻ sơ sinh cho đên trẻ lớn đều có khả năng bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu.
Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu trẻ em

Vi khuẩn E.coli, vi nấm, ký sinh trùng hoặc virus là mầm bệnh chủ yếu gây nên bệnh viêm đường tiết niệu trẻ em. Trong đó, vi khuẩn E.coli là một loại vi khuẩn đường ruột có rất nhiều ở phân người và phân động vật. Loại vi khuẩn này có mặt ở khắp nơi (nước, đất, không khí, bụi, rau quả, thực phẩm…) và cực kỳ dễ lây nhiễm sang người.
Trẻ em thường lê la ở khắp sàn nhà, sân… dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và gây bệnh. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu bao gồm:
– Công tác vệ sinh cho trẻ không sạch, đặc biệt là với bé gái nếu vệ sinh sai cách thường khiến vi khuẩn từ hậu môn lây nhiễm sang niệu đạo.
– Trẻ bị dị dạng đường tiêu: hẹp bao quy đầu ở bé trai gây ứ đọng nước tiểu, lâu ngày gây nên tình trạng viêm đường tiết niệu ngược dòng.

– Đóng bỉm cho trẻ sai cách, lâu không thay bỉm
– Trẻ hay lê la, nằm, ngồi hoặc bò trên mặt đất bẩn, nhiều bụi.
Biểu hiện bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Muốn kiểm tra trẻ có bị viêm đường tiết niệu hay không, các bậc cha mẹ có thể căn cứ theo một số triệu chứng dưới đây:
– Tuổi càng nhỏ thì các dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết nhiệu sẽ càng khó phát hiện. Trẻ có thể chỉ có triệu chứng là sốt nhẹ đến sốt cao khiến bạn dễ nhầm lẫn. Bên cạnh đó, có khoảng 10-15% trẻ bị giảm thân nhiệt.

– Trẻ thường lười ăn, hay quấy, không muốn chơi.
– Thi thoảng có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn.
– Tiểu buốt khiến trẻ thường khóc khi đi tiểu.

– Các bé trai lớn hơn thường sờ vào bộ phận sinh dục vì cảm giác khó chịu và đau khi đi tiểu. Khi trẻ càng lớn thì tình trạng tiểu buốt càng rõ rệt, nước tiểu thường bị đục.
Điều trị bệnh viêm đường tiết niệu trẻ em
Ba mẹ cần lưu ý, nếu thấy bé có những dấu hiệu như trên, kém ăn kém ngủ, ít chơi và sốt kéo dài không rõ nguyên nhân thì nên cho bé đi khám tổng quát cho bé càng sớm càng tốt để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời. Theo các bác si Nhi tại Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, cần phải căn cứ theo độ tuổi của trẻ và mức độ mắc bệnh để xây dựng phương pháp điều trị hợp lý.
Ba mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước để đi tiểu thường xuyên sẽ giúp đẩy vi khuẩn ra ngoài. Với những trường hợp bị viêm đường tiểu thì cần thực hiện đặt dẫn lưu nước tiểu nếu tiểu bị tắc đồng thời giúp xử lý kịp thời những dị tật có thể xảy ra ở đường tiểu.
Xem thêm: Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em