Viêm não là căn bệnh thường gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu. Bệnh viêm não ở trẻ em khá nguy hiểm do không có các triệu chứng rõ ràng nên thường khiến nhiều người lầm tưởng và lơ là trong điều trị.
Bệnh viêm não là gì?
Bệnh viêm não là tình trạng nhu mô não bị viêm khiến chức năng thần kinh – tâm thần lan tỏa hoặc khu trú bị rối loạn. Mặc dù có những triệu chứng tương tự như viêm màng não là nhức đầu, sợ ánh sáng, cứng cổ nhưng thông qua việc khám lâm sàng và cận lâm sàng có thể phân biệt được 2 loại bệnh này.

Thông thường, thuật ngữ “viêm não” được hiểu là tình trạng viêm của não do virus gây ra. Đây là một loại bệnh nguy hiểm, đe dọa lớn tới sự sống của người bệnh.
Xem thêm: Triệu chứng của bệnh viêm não ở trẻ em
Bệnh lây nhiễm như thế nào?
Mặc dù tự bệnh viêm não không thể lây truyền nhưng các loại virus gây bệnh lại có thể lây lan qua miệng hoặc phân. Trẻ bị nhiễm virus cũng không có nghĩa là chắc chắn trẻ sẽ mắc bệnh viêm não, tuy nhiên để an toàn nhất, nên tránh để trẻ tiếp xúc với những bệnh nhân viêm não.

Vào mùa hè, thời tiết nóng bức, bệnh viêm não thường gặp nhất là do virus đường ruột (Enterovirus 71) xâm nhập não khi người bệnh ăn phải thực phẩm có chứa virus. Trẻ thường có dấu hiệu sốt cao, nôn, hôn mê, co giật, đau đầu, tiêu chảy và xuất hiện các nốt ở miệng, bàn chân và bàn tay.
Yếu tố nguy cơ
Không phải bất kỳ ai nhiễm virus cũng có đều bị mắc bệnh viêm não, đối với trẻ em cũng vậy. Tuy nhiên, có một số tác nhân được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm não ở trẻ như:
– Suy giảm hệ miễn dịch: Trẻ em thường có hệ miễn dịch và sức đề kháng thấp nên thường có nguy cơ mắc viêm não cao hơn người lớn.

– Thời tiết: Bệnh viêm não ở trẻ em do nhiễm arbovirus thường phát sinh nhiều vào mùa hè, thời tiết nóng ấm và bệnh viêm não do nhiễm virus đường ruột thường xuất hiện vào mùa đông xuân.
– Sống ở môi trường có nhiều muỗi, tiếp xúc nhiều với các loại gia súc gia cầm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Cách phòng bệnh viêm não
Các chuyên gia cho biết, có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não bằng cách phòng ngừa những căn bệnh nhiễm trùng ở trẻ như quai bị, sởi, thủy đậu:
– Không chơi ở bên ngoài vào thời điểm muỗi hoạt động mạnh như bình minh và hoàng hôn.
– Cho trẻ ngủ ở bên trong màn.
– Mặc quần áo dài và đeo tất kín cho trẻ khi có nhiều muỗi.
– Vệ sinh không gian và môi trường sống sạch sẽ bằng cách thông cống rãnh, đậy kín các thùng đựng nước, phát quang bụi rậm để hạn chế muỗi sinh sản.

Phương pháp tốt nhất để giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm não ở trẻ em là tiêm vắc-xin phòng ngừa theo đợt tiêm chủng trong tháng 10 và 12 hàng năm, không nên đợi tới khi bệnh bùng phát mới tiêm. Trước khi tiêm chủng cần khám để đảm bảo trẻ khỏe mạnh, không bị sốt, không mẫn cảm với vắc-xin. Ngoài ra, tiêm chủng phòng viêm não còn chống chỉ định với trẻ bị tim mạch, loạn dưỡng nặng, mắc bệnh gan hoặc thân giai đoạn cuối.
Trích nguồn: Nguyên nhân gây bệnh u não ở trẻ em