Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ kiến thức về bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh để có cách điều trị và phòng bệnh cho bé hiệu quả nhất!
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
Trong tai trẻ có một ống đường tai nhỏ được gọi là vòi nhĩ, vòi nhĩ có tác dụng kết nối vùng tai giữa với vùng sau của tai mũi họng, ngoài ra nó còn giúp cân bằng áp lực cho tai.Tuy nhiên khi mũi và họng bị ẩm ướt do dịch nhày tiết ra đã tạo môi trường sống thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Không chỉ vậy vòi nhĩ của trẻ sơ sinh vốn chưa phát triển hoàn thiện, thường ngắn rộng, phát triển chủ yếu theo chiều ngang nên khi mũi và họng tiết ra dịch nhày thì vì khuẩn dễ dàng bám theo và di chuyển vào khu vực gây bệnh do vậy trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm tai giữa.
Điều trị viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Khả năng nghe của trẻ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính đó là sự rung đúng nhịp màng nhĩ và vùng tai giữa, khi bị viêm tai giữa sẽ khiến thính lực của trẻ bị giảm đi, thậm chí nếu còn làm mất thính lực hoàn toàn, đó là lý do vì bệnh được xem là nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh. Do vậy việc điều trị bệnh sao cho hiệu quả luôn là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm.
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bệnh viêm tai giữa ở trẻ em như: Mũi tiết ra nhiều dịch nhày có màu vàng xanh, trẻ hay cáu kỉnh, khó chịu, quấy khóc lúc đêm… bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị hợp lý.
Thông thường các bệnh viêm tai ở dạng nhẹ sẽ khỏi hoàn toàn mà không cần dùng tới kháng sinh để điều trị. Nếu chữa trị từ 2 – 3 ngày bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì lúc này mới cần cân nhắc xem có nên sử dụng kháng sinh điều trị cho bé hay không.
Phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh
Để giúp bé phòng tránh được bệnh viêm tai giữa các mẹ nên chú ý một số điểm sau:
– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ sẽ cung cấp tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cho trẻ.
– Nếu trẻ bú bình mẹ nên cho bé bú ở tư thế thẳng và giữ tư thế đó sau khi ăn xong trong khoảng thời gian 30 phút.
– Không được hút thuốc gần trẻ
– Không nên cho trẻ ngậm vú giả vì khi ngậm có thể khiến trẻ bị viêm tai giữa.
– Tăng cường hệ miễn dịch cho bé bằng cách bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ sau khi sinh để đảm bảo nguồn sữa mẹ giàu dinh dưỡng.