Thời tiết giao mùa khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh tai mũi họng, gây ra rất nhiều khó chịu cho trẻ. Hy vọng những bí kíp phòng bệnh tai mũi họng ở trẻ hiệu quả trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức bổ ích trong nuôi dưỡng và chăm sóc con, để trẻ không bị mắc các bệnh lý về tai mũi họng.
Nguyên nhân gây bệnh tai mũi họng ở trẻ
– Bệnh tai mũi họng ở trẻ có nguyên nhân từ sức đề kháng của trẻ em chưa hoàn thiện, niêm mạc của các bé còn chưa hoàn thiện, chưa đủ sức để chịu đựng các yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại…
– Do điều kiện thời tiết: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều với 4 mùa trong năm ở nước ta là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus sinh sôi nảy nở, tấn công cơ thể gây bệnh tai mũi họng ở trẻ.
Tham khảo: http://khoanhi.hongngochospital.vn/tri-dut-diem-ho-so-mui-o-tre/
– Ô nhiễm môi trường: Việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, tiếng ồn… rất dễ gây ra bệnh tai mũi họng ở trẻ.
– Lạm dụng thuốc kháng sinh: Đây là nguyên nhân dẫn đến cơ thể bị “nhờn” thuốc, từ đó làm tăng nguy cơ tái phát các bệnh tai mũi họng ở trẻ, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
– Cơ địa bị dị ứng: Nhiều trường hợp bệnh tai mũi họng ở trẻ là do cơ địa dị ứng khi tiếp xúc với phấn hoa, lông chó, mèo…
Cách phòng ngừa bệnh tai mũi họng ở trẻ
Chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ
Cách phòng ngừa bệnh tai mũi họng ở trẻ hiệu quả hàng đầu đó là xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, toàn diện giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Theo đó, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì càng lâu càng tốt đến 2 tuổi. Trẻ nên được ăn dặm đủ chất sau 6 tháng. Cha mẹ cần bổ sung đầy đủ đạm, vitamin và các khoáng chất cần thiết trong thực đơn hằng ngày của trẻ.
Cho trẻ uống đủ nước, nhất là trước và sau khi vận động.
Tham khảo: http://khoanhi.hongngochospital.vn/tri-dut-diem-ho-so-mui-o-tre/
Không để trẻ bị nhiễm lạnh
Nhiễm lạnh là tác nhân hàng đầu gây bệnh tai mũi họng ở trẻ. Do đó, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ bằng cách trang bị đầy đủ quần áo, khăn choàng, đi tất, đeo găng tay, bịt khẩu trang, xoa dầu giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài để trẻ không bị cảm lạnh dẫn tới mắc bệnh tai mũi họng khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
Với trẻ nhỏ, cha mẹ cần theo dõi thân nhiệt của trẻ, không nên mặc quá ấm làm cho trẻ toát mồ hôi và nhiễm lạnh trở lại.
Giữ tai mũi họng luôn sạch sẽ
Một trong những cách phòng bệnh tai mũi họng ở trẻ hiệu quả là vệ sinh tai mũi họng thường xuyên giúp ngăn ngừa và hạn chế các tác nhân gây bệnh.
Theo đó, cha mẹ có thể sử dụng dung dịch vệ sinh mũi giúp làm sạch mũi cho trẻ. Không để trẻ ngoáy mũi bởi hành động này có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, khiến mũi bị nhiễm khuẩn.
Dạy trẻ đánh răng đúng cách, rửa mặt, súc miệng, rửa tay chân sạch sẽ hằng ngày. Không cho trẻ mút tay, hạn chế cho bé chơi, thổi bong bóng.
Tham khảo: http://khoanhi.hongngochospital.vn/ho-dom-o-tre-em/
Tránh xa bụi bẩn, giữ vệ sinh môi trường sống
Cha mẹ không nên để con tiếp xúc với bụi bẩn, khói bụi, khói thuốc… sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý về tai mũi họng. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, thơm má, ho gần trẻ. Khi đưa trẻ ra ngoài, cha mẹ cần đeo khẩu trang cho trẻ để tránh không khí ô nhiễm.
Luôn giữ cho môi trường sống xung quanh trẻ sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên dọn dẹp, làm vệ sinh nơi ngủ, nghỉ, vui chơi của trẻ để hạn chế tối đa bụi bẩn, ô nhiễm.
Điều trị dứt điểm bệnh tai mũi họng ở trẻ
Khi mắc bệnh tai mũi họng, trẻ cần được điều trị dứt điểm để bệnh không trở thành mãn tính, đồng thời tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm hoặc gây ra những căn bệnh đáng lo ngại khác.
Chẳng hạn như viêm mũi nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây viêm tai, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi… Chứng viêm tai cũng có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá đôi khi kèm theo suy dinh dưỡng.
Viêm xoang lại có thể gây nhiễm trùng ổ mắt. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn của amidan còn có thể tấn công vào khớp, tim, thận và có thể để lại các biến chứng khôn lường.
Tham khảo: http://khoanhi.hongngochospital.vn/ho-dom-o-tre-em/
Tai mũi họng là “cửa ngõ” của đường thở nên những vấn đề bất thường ở bộ phận này có thể gây tắc thở nhanh chóng. Viêm họng cấp, viêm phế quản cấp ở trẻ… là những bệnh phải điều trị sớm nhất có thể.
Do đó, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu mắc bệnh tai mũi họng như ho, sốt, nghẹt mũi một hoặc 2 bên, đau họng, quấy khóc, bỏ ăn, ù tai, đau tai, nhức đầu…, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín lâu năm để tư vấn, thăm khám và điều trị sớm.
Đáng chú ý, riêng nguyên nhân mắc bệnh tai mũi họng do vi khuẩn thì phải dùng kháng sinh để điều trị. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc và cho trẻ uống mà không tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Đặc biệt, không điều trị đứt quãng, uống thuốc một vài ngày thấy đỡ là dừng dẫn tới tình trạng “nhờn” thuốc, để lại những biến chứng khôn lường.