Một số trẻ khi ăn lúa mì sẽ xuất hiện hiện tượng dị ứng do cơ thể không dung nạp các loại protein có trong loại thực phẩm này. Vậy bố mẹ đã biết những gì về chứng dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ?
Dị ứng lúa mì là gì?
Trong lúa mì có chứa 4 loại protein tốt cho sức khỏe bao gồm: gồm albumin, gluten, gliadin và globulin.
Tuy nhiên, đối với một số trẻ em, khi cơ thể dung nạp những loại protein này lại xuất hiện những phản ứng tiêu cực, bởi hệ miễn dịch cho rằng chúng có hại. Khi đó, hệ miễn dịch của trẻ sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại sự xâm nhập của các protein này.
Tình trạng phản ứng gọi là dị ứng lúa mì và theo các nghiên cứu, protein gluten chính là nguyên nhân gây nên các phản ứng dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ.
Triệu chứng của dị ứng lúa mì
Tùy thuộc vào cơ địa mà mỗi bé sẽ có các triệu chứng dị ứng lúa mì khác nhau. Tuy nhiên, đa phần, trẻ sẽ có các triệu chứng dưới đây:
- Sưng, ngứa, kích ứng miệng hoặc cổ họng
- Phát ban, nổi ban gây ngứa hoặc sưng da
- Nghẹt mũi
- Đau đầu
- Ngứa mắt, chảy nước mắt
- Khó thở
- Đau quặn bụng, buồn nôn hoặc nôn
- Tiêu chảy
- Sốc phản vệ
Trong đó, sốc phản vệ là triệu chứng nghiêm trọng nhất. Khi bị sốc phản vệ, cơ thể có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như:
- Sưng hoặc thắt cổ họng
- Đau ngực hoặc tức ngực
- Khó thở nặng
- Khó nuốt
- Da xanh, tái nhạt
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Nhịp tim nhanh
Khi thấy cơ thể bé xuất hiện dấu hiệu sốc phản vệ, bố mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức, bởi nếu chậm trễ thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Dị ứng lúa mì có ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của trẻ?
Cơ thể bé không dung nạp được loại protein này có thể dẫn tới một số triệu chứng khá nghiêm trọng như loét dạ dày, rối loạn hệ thống miễn dịch gây viêm ruột non…
Đối với bé từ 4 tới 6 tháng tuổi, bé có thể gặp một số biểu hiện tức thời như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi… Bé mất cảm giác ngon miệng, không hứng thú với đồ ăn thức uống.
Khi ăn những thực phẩm từ lúa mì, hệ miễn dịch của cơ thể bé sẽ phản ứng với mô ruột non gây ra phản ứng viêm, dẫn tới sự hấp thu kém. Đây là nguyên chính khiến bé giảm cân và không tăng được cân trong thời gian dài.
Ngoài ra, nhạy cảm với Gluten thực chất là một căn bệnh tự miễn gây sưng tấy khớp, bệnh đường tiêu hóa và có thể ảnh hưởng tới những cơ quan khác trong cơ thể.
Cách ngăn ngừa nguy cơ dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ
Để tránh nguy cơ trẻ bị dị ứng lúa mì, bố mẹ nên thực hiện một số phương pháp sau:
- Loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm có chứa lúa mì ra khỏi thực đơn của bé
- Tránh cho bé ăn các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc như nước sốt hoặc các loại thực phẩm chiên rán.
- Luôn đọc bao bì khi mua thực phẩm để đảm bảo thành phần của chúng không chứa các loại protein có trong lúa mì, đặc biệt là gluten.
- Cẩn thận khi đi ăn ở ngoài: hãy thông báo cho nhân viên phục vụ về việc bé dị ứng với lúa mì để được tư vấn gọi món.
- Hỏi thêm ý kiến bác sĩ về cách chăm sóc trẻ bị dị ứng lúa mì
Sự khác biệt giữa dị ứng lúa mì và bệnh celiac (không dung nạp gluten)
Dị ứng lúa mì thường rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh celiac bởi vì cả hai bệnh đều liên quan đến sự không dung nạp gluten trong lúa mì và có các triệu chứng giống nhau. Vậy hai bệnh này khác nhau như thế nào và làm sao để phân biệt được?
Bệnh celiac: là một rối loại tự miễn nghiêm trọng có thể phá hủy ruột non. Khi hệ miễn dịch phát hiện có gluten trong cơ thể, nó sẽ tấn công ruột non, đặc biệt là lớp nhung mao trên bề mặt ruột. Nếu không được điều trị sớm, bệnh này có thể gây ra những vấn đề tiêu hóa kéo dài và khiến cơ thể không hấp thu đủ dưỡng chất, lâu dần sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, loãng xương…
Dị ứng lúa mì: Đây là bệnh có liên quan đến một phần khác của hệ miễn dịch. Nếu trẻ bị dị ứng lúa mì, hệ miễn dịch đã xác định protein lúa mì là tác nhân gây dị ứng, do đó bất cứ khi nào trẻ ăn hoặc hít các chất có trong lúa mì, trẻ sẽ có phản ứng khiến cơ thể giải phóng histamine. Ngoài ra, dị ứng lúa mì còn có một số triệu chứng khác với bệnh Celiac như ngứa mắt hoặc có lúc khó thở. Về lâu dài, dị ứng lúa mì không làm hỏng ruột non.