Trẻ bị thiếu canxi là một trong những vấn đề khiến các bậc cha mẹ đau đầu nhất trong quá trình nuôi con. Vậy có những dấu hiệu nào giúp cha mẹ nhận ra con đang bị thiếu chất dinh dưỡng quan trọng này?
Trong thời gian đầu đời, trẻ cần rất nhiều vi chất dinh dưỡng – đặc biệt là canxi – cho quá trình phát triển xương, khớp và các cơ quan chức năng khác trong cơ thể.
Khi bị thiếu canxi, trẻ sẽ rất dễ bị còi xương, chậm lớn. Thiếu canxi còn gây ra những ảnh hưởng không tốt cho những giai đoạn phát triển về sau của trẻ.
Thế nhưng, làm thế nào để cha mẹ có thể biết bé con của mình bị thiếu canxi? Và làm thế nào để có thể bổ sung canxi đúng cách cho con? Những thông tin sau đây chắc hẳn sẽ giúp cha mẹ giải đáp được những thắc mắc trên.
Dấu hiệu trẻ bị thiếu canxi
Khi cơ thể bé không được cung cấp đủ hàm lượng canxi cần thiết, bé sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:
Chán ăn, biếng ăn
Trẻ biếng ăn, chán ăn là một trong những dấu hiệu của thiếu canxi, bởi nguyên tố canxi dung nạp vào trong cơ thể không đủ dễ dẫn đến ăn uống không ngon.
Tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của trẻ, đồng thời gây tổn hại đến trí thông minh, khả năng nhận thức của trẻ.
Biếng ăn, cơ thể không hấp thụ được các dưỡng chất quan trọng sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu kém, điều này sẽ dễ dàng “mở đường” cho các virus gây bệnh tấn công.
Khó ngủ, hay quấy khóc
Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của trẻ bị thiếu canxi là ngủ không ngon giấc. Có trẻ còn thức đến tận sáng hôm sau làm nhiều bà mẹ rơi vào trạng thái mệt mỏi, trầm cảm.
Nếu có biểu hiện trẻ sơ sinh khó ngủ, gắt gỏng, đột nhiên thức giấc giữa đêm, quấy khóc liên tục thì mẹ nên nghĩ đến khả năng trẻ bị thiếu canxi.
Đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm
Trẻ bị thiếu canxi sinh thường mắc chứng đổ mồ hôi trộm. Nếu để ý, các mẹ dễ nhận thấy trẻ thường hay ra mồ hôi nhiều ở trán, vùng gáy ngay cả khi thời tiết đang lạnh, đặc biệt là lúc trẻ ngủ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay rụng tóc ở phần sau gáy.
Chậm mọc răng, răng mọc không đều
Trẻ chậm mọc răng hay mọc răng không đều (so le, bố trí không đều khoảng cách giữa các răng) cũng là biểu hiện của canxi chuyển hóa không tốt, cơ thể thiếu canxi.
Ngoài ra, trẻ bị răng lỏng, sớm rụng cũng là dấu hiệu thiếu hụt canxi.
Thóp mềm của bé lâu liền
Thông thường thóp mềm của bé sẽ liền lại trong vòng 1 năm. Nhưng nếu sau 12-18 tháng mà thóp bé chưa liền thì rất có thể bé đang bị thiếu canxi.
Trẻ biết đi muộn
Hầu hết thiếu hụt canxi ở trẻ dưới 1 tuổi sẽ khiến các bé biết lẫy, bò, đứng, đi rất muộn so với các bạn đồng trang lứa.
Ngoài ra, chân tay bé cũng thường bị nhức mỏi nếu có thể thiếu canxi.
Nhận thức chậm và khó thích ứng với mọi thứ xung quanh
Đây cũng là một trong các dấu hiệu trẻ thiếu canxi. Khi bị thiếu canxi sẽ khiến cho trẻ dễ bị rối loạn tâm lý, phát triển chậm. Điều này có thể dẫn đến bé nhận thức chậm hơn so với trẻ khác, sự phản xạ cũng kém hơn. Có nhiều bé còn có biểu hiện không quan tâm đến mọi vật và những người xung quanh.
Vì sao trẻ lại bị thiếu canxi?
Trong giai đoạn phát triển, nhu cầu tạo xương của trẻ rất cao nên cần cung cấp một lượng lớn canxi. Tuy nhiên, nhiều đứa trẻ không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
Bên cạnh đó, những đứa trẻ ngày càng lười vận động, ít ra ngoài và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thay vào đó, nhiều đứa trẻ chỉ thích ngồi trong nhà và chơi với ipad, smartphone hay xem TV. Điều này khiến cho cơ thể không hấp thụ đủ vitamin D – chất dẫn truyền canxi, giúp cơ thể hấp thu canxi một cách hiệu quả nhất.
Đồng thời, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể béo phì tăng cao cũng là một trăn trở của những chuyên gia dinh dưỡng. Những trẻ béo phì do hấp thụ nhiều chất béo và chất đạm dẫn đến acid béo kết hợp với canxi thải ra ngoài theo phân, làm cho canxi thất thoát nhiều.
Ngoài ra việc trẻ em dùng nhiều đồ uống đóng chai, nước ngọt có gas cũng ảnh hưởng tới sự hấp thu canxi của trẻ.
Nhu cầu canxi của trẻ trong ngày là bao nhiêu?
Trước khi có thể bổ sung canxi một cách đúng và đủ cho con, cha mẹ nên biết về nhu cầu canxi trong ngày của trẻ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đối với cơ thể mỗi trẻ ở mỗi độ tuổi cần được bổ sung hàm lượng canxi khác nhau:
- Dưới 6 tháng tuổi: 300 mg/ngày
- Từ 7-12 tháng tuổi: 400 mg/ngày
- Từ 1-3 tuổi: 500 mg/ngày
- Từ 4-6 tuổi: 600 mg/ngày
- Từ 7-9 tuổi: 700 mg/ngày
- 11 tuổi: 1000 mg/ngày
- Trên 11 tuổi: 1200 mg/ngày
Nên bổ sung canxi cho trẻ như thế nào?
Giải pháp chính là bổ sung canxi cho bé. Các mẹ nên kết hợp bổ sung canxi bằng thực phẩm và sử dụng viên uống bổ sung.
Các thực phẩm như trứng, sữa, sữa chua và phô mai rất giàu canxi tự nhiên. Ngoài ra còn có súp lơ, đậu Hàn Lan, các loại cải xanh, hải sản,… giúp mẹ bổ sung canxi cho trẻ ở trong bữa ăn chính lẫn bữa phụ.
Ngoài ra, theo như các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu canxi của con không được đáp ứng đủ khi chỉ bổ sung thông qua bữa ăn hằng ngày, vì vậy, mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm viên uống bổ sung nhưng cần phải cân bằng liều lượng với khẩu phần ăn hàng ngày của con.
Tuy nhiên, bé có cần dùng thuốc để bổ sung canxi hay không còn cần sự tư vấn của các bác sĩ. Cha mẹ không nên tự tiện mua canxi về cho bé uống. Việc bổ sung quá nhiều canxi cho bé cũng khiến bé bị táo bón, rối loạn tiêu hóa… Thậm chí nếu tích tụ canxi quá lâu có thể gây vôi hóa thận, làm cơ thể bé giảm hấp thu các chất như sắt, kẽm, magie…
Ngoài ra, khi bổ sung canxi cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Bổ sung lượng canxi cần thiết theo đúng độ tuổi của trẻ.
- Thời gian bổ sung canxi tốt nhất là vào buổi sáng sau ăn.
- Khi lựa chọn các sản phẩm bổ sung canxi kết hợp với cho trẻ tắm nắng buổi sáng để tăng khả năng hấp thụ vitamin D, giúp chuyển hóa canxi tốt hơn.
- Không bổ sung canxi sau 2h chiều.
- Không cho trẻ uống canxi cùng với sữa.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi thông qua sữa mẹ.