Ngày nay, tình trạng trẻ em thừa cân béo phì đang ngày càng gia tăng. Trẻ bị thừa cân không chỉ ảnh hưởng tới hình thể mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Dưới đây là các biến chứng do thừa cân béo phì ở trẻ em mà phòng khám nhi tại Hà Nội xin giới thiệu tới bạn.
Thế nào là thừa cân béo phì?
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là thước đo thừa cân và béo phì, cung cấp một cách thức đo liên quan tới trọng lượng và chiều cao. Bằng cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng, chỉ số BMI kết hợp một số xét nghiệm nếu cần thiết, bác sĩ có thể xác định một đứa trẻ có đang trong tình trạng thừa cân béo phì hay không.
Xem thêm: Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh
Nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì ở trẻ?
Các vấn đề về lối sống như vận động quá ít hay ăn quá nhiều calo từ thực phẩm và đồ uống là yếu tố chính gây nên béo phì ở trẻ em. Ngoài ra, các yếu tố di truyền và hormone cũng đóng vai trò quan trọng. Các nguyên nhân này cụ thể như sau:
Chế độ ăn: Trẻ thường xuyên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao như đồ ăn nhanh, đồ ăn nhẹ công nghiệp có thể dễ dàng bị tăng cân. Kẹo và các món tráng miệng cũng có thể gây tăng cân. Bên cạnh đó, các loại đồ uống có đường, bao gồm cả nước ép trái cây cũng là thủ phạm của chứng béo phì.
Ít tập thể dục: Trẻ em không tập thể dục thường có xu hướng tăng cân vì không hoạt động để đốt cháy calo. Nếu trẻ có quá nhiều thời gian dành cho các hoạt động như xem truyền hình hoặc chơi điện tử cũng sẽ góp phần gây ra tình trạng béo phì.
Các yếu tố gia đình: Nếu đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình có người thừa cân thì nguy cơ bị thừa cân ở trẻ sẽ cao hơn. Điều này rất đúng trong môi trường gia đình có thói quen ăn những thực phẩm có lượng calo cao nhưng không thường xuyên luyện tập.
Yếu tố tâm lý: Trẻ thường xuyên bị căng thẳng cũng sẽ có nguy cơ cao mắc béo phì. Một số trẻ có thói quen ăn nhiều để giảm stress hoặc để chống lại những cảm xúc tiêu cực.
Các yếu tố kinh tế xã hội: Một số cộng đồng có nguồn lực hạn chế có thể sẽ phải lựa chọn thức ăn tiện dụng trong siêu thị và có chất bảo quản như đồ đông lạnh, bánh quy…. Đây là những thực phẩm có thể gây ra tình trạng béo phì.
Các biến chứng do thừa cân béo phì ở trẻ em
Biến chứng về thể chất: Trẻ bị thừa cân rất dễ bị mắc bệnh tiểu đường. Theo đó, béo phì và lối sống ít vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2.
Hội chứng chuyển hóa: Hội chứng chuyển hóa có thể làm cho con bạn có nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường hoặc các vấn đề sức khoẻ khác. Chúng có thể gây huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, triglyceride cao, cholesterol HDL thấp và mỡ bụng tích tụ quá mức.
Cholesterol và huyết áp cao: Nếu con bạn có một chế độ ăn uống ít dinh dưỡng thì có thể bị mắc một hoặc cả hai vấn đề trên trên. Những yếu tố này có thể làm gia tăng sự tích tụ các mảng bám trong động mạch. Những mảng bám này chính là nguyên nhân thu hẹp và làm xơ cứng động mạch, dẫn đến đau tim hoặc bị đột quỵ sau này.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD): Rối loạn này thường không có triệu chứng, gây ra mỡ tích tụ trong gan cho trẻ.
Các biến chứng xã hội và cảm xúc
Hành vi và các vấn đề học tập: Trẻ thừa cân có xu hướng lo lắng nhiều hơn và các kỹ năng xã hội cũng kém hơn so với trẻ bình thường. Điều này có thể làm cho trẻ bị thừa cân hay có hành động quá khích và quậy phá trong lớp học một cách cực đoan hoặc có khi sẽ tự rút lui vào thế giới thu nhỏ của mình do tâm lý bi quan.
Lòng tự trọng thấp và bị bắt nạt: Trẻ em thừa cân thường bị bạn bè trêu chọc hoặc bắt nạt, những điều này sẽ đụng chạm đến lòng tự trọng và làm tăng nguy cơ trầm cảm ở trẻ.
Trên đây là những biến chứng do thừa cân béo phì ở trẻ mà cha mẹ cần phải biết để có thể chăm sóc con yêu một cách khoa học và nên đưa bé đi khám sức khỏe tổng quát nhằm tránh cho bé bị rơi vào tình trạng thừa cân béo phì.