Chốc lở là một bệnh nhiễm khuẩn da, rất dễ lây và hay gặp ở trẻ em. Căn bệnh chốc lở thường xuất hiện trên mặt, nhất là quanh vùng mũi và miệng của trẻ.
Da của trẻ em khá nhạy cảm vì thế rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Có rất nhiều bệnh về da nhưng chốc là căn bệnh phổ biến nhất.
Bệnh chốc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc phải. Trong đó, lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo chiếm tới 90% số người mắc bệnh.
Nguyên nhân bệnh chốc lở do đâu?
Bệnh chốc là bệnh nhiễm khuẩn trên da, dễ gặp và dễ lây lan do một vài nguyên nhân sau:
- Do da bị chầy xước.
Trên da có nhiều loại vi khuẩn nhưng nhiều nhất là tụ cầu và liên cầu. Đây là hai loại vi khuẩn chính gây nên bệnh chốc lở. Chúng xâm nhập vào các vết hở trên da, vết côn trùng đốt và gây bệnh.
- Mùa hè, mồ hôi nhiều cũng là nguyên nhân gây nên bệnh chốc lở trên da trẻ em.
Các loại bệnh chốc lở trên da trẻ em

Nếu phân chia theo loại hình tổn thương, bệnh chốc lở gồm hai dạng thường gặp với những triệu chứng tương đối khác nhau.
Chốc có bọng nước
- Do tụ cầu gây ra.
- Những dát đỏ kích thước khoảng 1cm nhanh chóng tạo thành bọng nước.
- Bọng nước nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ và có mủ đục sau vài giờ.
- Sau vài ngày, bọng nước vỡ, đóng vảy và tiết màu vàng nâu.
Biểu hiện: ngứa, gãi, viêm hạch lân cận. Có thể xuất hiện biểu hiện sốt khi chốc lan tỏa hoặc có biến chứng.
Vị trí thường gặp: mặt, vùng da hở, lòng bàn tay, bàn chân, quanh đầu.
Bệnh khỏi sau 2-4 tuần và không để lại sẹo trên da.
Bọng nước không để lại sẹo.
Chốc lở không có bọng nước

- Thường do liên cầu tan gây ra.
- Mụn nước, mụn mủ nhưng nhanh chóng bị dập trên nền da đỏ, tiết dịch ẩm ướt.
- Bờ mụn có vảy như bệnh nấm da, vảy tiết bên trong có màu vàng mật ong, với quầng đỏ nhỏ bao quanh.
Biểu hiện: Ngứa ngáy, khó chịu và một số trường hợp kèm theo sốt.
Vị trí thường gặp: Mặt, xung quanh hốc mũi, miệng, những vùng da hở trên tứ chi.
Bệnh khỏi sau 2-3 tuần có thể kéo dài nhất là khi thời tiết nóng nực, nhiều mồ hôi.
Thường gặp ở trẻ em bị viêm da cơ địa.
Nếu phân theo thể bệnh, bệnh chốc lở gồm 3 thể.
Chốc lở truyền nhiễm
Là thể thường gặp nhất ở bệnh chốc lở, biểu hiện bằng những nốt đỏ trên mặt, quanh mũi và miệng.
Những nốt mụn nhanh chóng vỡ ra rồi chảy dịch, mủ màu vàng sau đó đóng vảy.
Chốc lở dạng phỏng

Biểu hiện với những nốt phỏng nước chứa đầy dịch, không đau.
Vùng da xung quanh những nốt phỏng đỏ và ngứa nhưng không loét.
Dần dần, nốt phỏng sẽ vỡ và đóng vảy màu vàng, lâu liền hơn các dạng chốc lở khác.
Thường gặp ở thân, cánh tay và cẳng chân.
Mụn mủ
Đây là thể nặng nhất của bệnh chốc lở do có nhiễm trùng thâm nhập sâu vào lớp bì.
Những nốt mụn đau, chứa nhiều dịch, mủ thành vết loét sâu.
Vị trí thường gặp ở cẳng chân và bàn chân thậm chí sưng hạch ở vùng nhiễm bệnh.
Trên đây là những loại bệnh chốc lở thường gặp trên da của bé. Nếu có những biểu hiện này, ba mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để kịp thăm khám và điều trị.
Bạn đang xem bài viết: Các loại bệnh chốc lở ở trẻ mẹ cần biết