Bệnh nhiễm trùng rốn là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nhiễm trùng rốn cũng là nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao trong các trường hợp tử vong ở trẻ nên cần được phòng tránh và điều trị kịp thời.
Bệnh nhiễm trùng rốn là gì?

Nhiễm trùng rốn là nhiễm trùng cuống rốn sau sinh, có thể khu trú hoặc lan rộng.
Nhiễm trùng rốn thường do tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn gram âm đường ruột.
Một số trường hợp khi mang thai mẹ không được tiêm phòng uống ván cũng là nguyên nhân gây nên nhiễm trùng rốn ở trẻ.
Nhiễm trùng rốn có thế sẽ lan rộng ra thành bụng, rỉ dịch hôi, có mủ, phù nề và có thể gây chảy máu rốn.
Các thể nhiễm trùng rốn thường gặp
Viêm rốn có mủ
Đây là thể nhiễm trùng rốn thường gặp nhất với các biểu hiện rõ ràng.
Triệu chứng:
- Trường hợp này, chân rốn bé bị tấy đỏ, phù nề, luôn ẩm ướt, có mùi hôi, chảy mủ vàng và lâu rụng.
- Bé có thể bị sốt hoặc không, quấy khóc, bỏ bú.
- Trường hợp bệnh nặng, bé sốt cao, toàn thân mệt mỏi, suy sụp kéo dài, bỏ bú..thì cần phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị.
Bạn đang xem bài viết: Các thể nhiễm trùng rốn thường gặp ở trẻ sơ sinh
Viêm mạch máu rốn

Trong quá trình nằm trong bụng mẹ, bé nhận được máu và dưỡng chất thông qua con đường vẫn chuyển bằng mạch máu.
Sau khi bé ra đời, các mạch máu nay sẽ xẹp và xơ hóa trong vòng 6-8 tuần sau sinh, có khi lên đến 9-11 tuần.
Sau khi cắt rốn, máu ở cuống rốn còn tồn đọng cộng thêm việc vệ sinh không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây bệnh.
Triệu chứng:
- Thành bụng phía dưới rốn bị phù nề, tấy đỏ.
- Vuốt thành bụng theo chiều từ dưới xương mu lên rốn thấy mủ chảy ra có thể bé đã bị viêm động mạch rốn.
- Vuốt thành bụng chiều từ mỏm ức xuống rốn thấy mủ chảy ra là triệu chứng viêm tĩnh mạch rốn.
- Trẻ quấy khóc, biếng ăn, mệt mỏi …
Cần lưu ý: Viêm tĩnh mạch rốn rất nguy hiểm vì vi khuẩn có thể lan ra các cơ quan xung quanh như gan, mật, dẫn tới nhiễm trùng huyết.
Cần đưa bé đến khám ngay tại các cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
Uốn ván rốn

Uốn vãn rốn là bệnh nguy hiểm trong nhiễm trùng rốn.
Trường hợp nặng, bé có thể bị co thắt do các cơ thở, dẫn đến tử vong.
Triệu chứng:
- Bé sốt, bỏ bú, sau đó cứng hàm, co giật, co cứng toàn thân, hai tay nắm chặt.
- Tình trạng co giật sẽ gia tăng nếu bé bị tác động bởi ánh sáng, âm thanh.
U hạt rốn
Bệnh thường gặp ở những bé chậm rụng rốn, thường quá 6 – 8 ngày sau sinh.
Cuống rốn đã rụng nhưng vùng chân rốn vẫn rỉ dịch vàng tạo điều kiện cho u hạt phát triển gây nên mủ đục, có mùi hôi.
Trường hợp này, bé không có dấu hiệu sốt hay sưng tấy vùng rốn. U hạt rốn nếu để lâu sẽ dễ dàng dẫn đến nhiễm trùng rốn nên ba mẹ cần quan sát thật kĩ vùng rốn của bé để phát hiện bệnh kịp thời.
Để tránh vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng rốn, ba mẹ hãy vệ sinh thường xuyên và đúng cách để bảo vệ cơ quan vô cùng nhạy cảm này của bé.