Trào ngược dạ dày xảy ra khi thức ăn đi ngược từ dạ dày lên thực quản (còn gọi là trào ngược axit) hay đi ngược từ ruột lên dạ dày (còn gọi là trào ngược bazơ). Dưới đây là cách chăm sóc trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày.
Trào ngược thực quản dạ dày là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ em. Hầu hết trường hợp trào ngược ở trẻ em là trào ngược sinh lý do cơ thể bé chưa phát triển hoàn thiện và do đặc tính ăn đồ lỏng, trẻ bú nằm ở giai đoạn này. Tình trạng trào ngược sinh lý ở trẻ chỉ là nhất thời trong một giai đoạn đầu đời của bé và sẽ tự khỏi. Những phương pháp chăm sóc sau sẽ giúp giảm triệu chứng và mang lại sự dễ chịu cho bé.
Cách chăm sóc trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày
– Làm đặc thức ăn: Làm đặc thức ăn có tác dụng làm giảm tần xuất nôn trớ cho trẻ, kéo dài giấc ngủ và giảm hiện tượng quấy khóc ở trẻ. Ngoài ra, thức ăn được chế biến đặc hơn sẽ làm tăng năng lượng, giúp cho trẻ tăng cân tốt hơn nhưng đồng thời cũng làm tăng nguy cơ táo bón ở trẻ, cũng như làm giảm khả năng hấp thu của canxi trong sữa.
Xem thêm: lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Để chế biến thức ăn đặc hơn, cha mẹ có thể bổ sung 1 muỗng canh bột gạo đã được chế biến sẵn vào 60ml – 120 ml sữa. Đối với trẻ đang bú mẹ, nên cho trẻ bú nhiều lần, ngoài ra cũng có thể vắt sữa mẹ và pha thêm bột gạo vào sữa.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể sử dụng sữa đặc chế dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản. Đây vốn là một dạng sữa công thức được bổ sung thêm chất xơ tự nhiên. Các chất xơ này không bị ảnh hưởng bởi axit dịch vị, vì vậy sẽ phát huy được tác dụng trên cả chứng nôn trớ và trào ngược bằng cách duy trì độ sệt trong dạ dày và không ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng của sữa.
Trong trường hợp trẻ bị trào ngược do dị ứng protein sữa bò thì cha mẹ phải cho trẻ đổi sang uống sữa có đạm thủy phân. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh tình trạng dị ứng sữa bò là nguyên nhân của khoảng 20% các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhũ nhi. Do đó, sử dụng sữa thủy phân sẽ giúp loại trừ được các protein dị ứng ra khỏi sữa. Ngoài ra, khi cho trẻ bú sữa có đạm thủy phân sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, dạ dày được làm trống sau bú nhanh hơn và góp phần giảm hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
– Tránh cho trẻ ăn thực phẩm làm tăng khả năng trào ngược dạ dày thực quản: Đây cũng là một cách chăm sóc trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày. Theo đó, cha mẹ nên hạn chế cho bé uống các loại nước cam, quýt, bưởi, các thực phẩm giàu chất béo, sô-cô-la, cà phê, tỏi, hành, thức ăn cay, xốt cà chua…
– Điều chỉnh tư thế trẻ sau bữa ăn: Tư thế ăn của trẻ cũng là một nguyên nhân dẫn đến chứng trào ngược thực quản dạ dày. Vì vậy, chúng ta có thể chữa traò ngược thực quản dạ dày ở trẻ em bằng cách bế thẳng trẻ sau ăn khoảng 20 – 30 phút; cho bé ngủ với đầu giường nâng cao 30 độ; tránh để trẻ nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn, ít nhất là 2 giờ; tránh cho trẻ mặc quần áo quá chật ngay sau bú.
– Điều chỉnh cách cho trẻ bú: Việc điều chỉnh các cữ bú cho trẻ cũng là một phương pháp cải thiện chứng trào ngược thực quản dạ dày của trẻ. Theo đó, mẹ hãy cho con bú theo nhiều cữ, các cữ bú nên được chia nhỏ với mỗi lần khoảng 30 – 60ml. Đối với những trẻ phải bú với số lượng nhiều, cứ sau mỗi 60ml thì mẹ cần giữ tư thế đang ẵm, đầu cao và vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ rồi hãy cho con bú tiếp. Không nên bế vác trẻ lên vai trong những trường hợp này vì sẽ dễ làm trẻ ọc sữa ra do dạ dày bị đè ép.
Trên đây là những cách chăm sóc trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày mà rất nhiều bậc phụ huynh rất cần biết trong quá trình nuôi dưỡng con yêu. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp các bậc cha mẹ chăm sóc bé yêu được khoa học và tốt hơn.
Xem thêm tại http://khoanhi.hongngochospital.vn/dich-vu/kham-tong-quat-cho-be/