Trong dân gian có nhiều phương pháp chữa bệnh đái dắt an toàn mà rất hiệu quả. Dưới đây là một số cách chữa bệnh đái dắt ở trẻ em bằng bài thuốc dân gian mà các mẹ có thể áp dụng khi bé bị đái dắt.
Râu ngô, mã đề
Râu ngô là nguyên liệu dễ tìm, dễ sử dụng và dễ bảo quản. Trong y học cổ truyền, râu ngô là vị thuốc có tính bình, có vị ngọt , có tác dụng lợi tiểu thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt…Còn mã đề có tính mát,vị ngọt, giải nhiệt, lợi tiểu, thường được sử dụng làm thuốc thông tiểu, viêm bàng quang. Khi kết hợp hai nguyên liệu này với nhau sẽ tạo nên một bài thuốc chữa bệnh đái dắt rất hiệu quả.
Cách sử dụng: Lấy râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh, củ sả, đậu đen với lượng bằng nhau. Sau đó rửa sạch, phơi khô rồi đem sắc lấy nước uống từ 2-3 lần/ngày.Cho bé uống trong một tuần sẽ thấy có hiệu quả.
Bột sắn dây
Sắn dây là một loại cây thân leo được trồng phổ biến ở nước ta. Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh, trong đó bộ phận củ (rễ) là được sử dụng nhiều nhất. Theo Đông y, củ sắn dây là bài thuốc có tính bình, mát, có vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc thông đại tiểu tiện,…Với công dụng trên, sử dụng củ sắn dây là một trong những cách chữa đái dắt trẻ em tuy đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao.
Cách sử dụng: Củ sắn dây cạo sạch vỏ sau đó thái ra từng miếng, đem phơi khô hoặc sấy giòn. Giã nhỏ miếng sắn dây đã phơi khô rồi đem rây thật mịn và hòa với đường khi uống. Nếu không có thời gian thì các mẹ có thể mua bột sắn dây được làm sẵn trên thị trường và chỉ việc pha với nước đun sôi để nguội rồi cho bé uống nhiều lần trong ngày. Bài thuốc này dùng trong 10 ngày sẽ thấy chứng đái dắt ở trẻ giảm hẳn.
Rau má
Rau má thuộc loại cây thân bò lan, lá có màu xanh lục. Đây là loại cây dễ sinh trưởng và phát triển nên rất phổ biến, dễ tìm và thường thì loại cây này hay mọc dại. Theo Đông y, rau má cũng có tính mát, có vị đắng, hơi ngọt,có tác dụng giải độc, nhuận gan,thanh nhiệt, lợi tiểu nên được dùng nhiều trong chữa bệnh trong đó có bệnh tiểu dắt.
Cách sử dụng: Lấy một lượng rau má vừa đủ, rửa sạch rồi đem giã hoặc xay lọc lấy nước cho bé uống. Hoặc các mẹ chỉ cần lấy bột rau má pha với nước rồi cho trẻ sử dụng. Nước rau má có vị thanh, dễ chịu nên rất dễ uống. Do đó, đây cũng là bài thuốc được sử dụng nhiều để chữa bệnh đái dắt rất.
Bí đao
Bí đao hay còn gọi là bí xanh là loại thực phẩm được trồng khá nhiều ở nước ta. Đây cũng là món ăn khá phổ biến trong bữa cơm hàng ngày của người dân Việt Nam. Trông Đông y, bí đao là loại thực phẩm có tính mát do đó chữa tiểu dắt rất hiệu quả.
Cách sử dụng: Lấy một miếng bí xanh đủ dùng, sau đó gọt vỏ và giã lọc lấy nước cốt để uống. Khi uống có thể hòa thêm chút muối vào cho dễ uống. Nếu không uống nước bạn có thể cho bé ăn sống bí hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể luộc bí đao cho bé ăn thường xuyên và uống cả nước luộc nếu như bé không ăn và uống nước bí sống.
Trên đây là cách chữa bệnh đái dắt ở trẻ em bằng một số bài thuốc dân gian rất đơn giản nhưng an toàn và hiệu quả nhanh chóng mà các phụ huynh có thể lưu ý áp dụng mỗi khi bé yêu nhà mình bị chứng tiểu dắt. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên tìm hiểu thêm các kiến thức để giúp phòng tránh chứng tiểu dắt ở bé. Như đã biết, một trong những nguyên nhân gây bệnh đái dắt ở trẻ em là do viêm đường tiết niệu. Do đó, các mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bé đồng thời cần bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho việc thông tiểu ở bé. Các mẹ cho bé uống nước râu ngô, bột sắn rây, nước rau má… thường xuyên cũng là một biện pháp phòng tránh tiểu dắt ở trẻ.