Tùy vào mức độ nặng nhẹ cũng những tình hình thực tế mà bố mẹ có thể tham khảo các cách chữa bệnh giun sán ở trẻ em như sau.
Tẩy giun bằng phương pháp dân gian
Rau sam chữa giun kim: Rau sam tươi 50 g rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt lấy nước, thêm ít đường vào cho dễ uống. Uống liền trong 3-5 ngày.
Hạt bí ngô chữa sán: Bóc hết vỏ cứng của hạt bí ngô, để nguyên màng xanh ở trong. Người lớn dùng 100 g nhân giã nhỏ trong cối, có thể dùng 50-60 ml nước để tráng sạch cối, thêm vào 50-100 g mật hay xirô hoặc đường và trộn đều. Cho trẻ dùng thuốc vào lúc đói, uống hết cả liều này trong vòng 1 giờ, nằm nghỉ, 3 giờ sau uống thuốc tẩy muối, đại tiện trong một chậu nước ấm. Trẻ em 3-4 tuổi dùng 30 g, trẻ 5-7 tuổi dùng 50 g, 7-10 tuổi dùng 75 g nhân hạt bí ngô.
Trâm bầu chữa giun đũa: Quả trâm bầu với lá mơ tam thể lượng bằng nhau, thái nhỏ, trộn đều, thêm bột vào làm bánh, hấp lên, ăn vào sáng sớm lúc đói.
Bách bộ chữa giun đũa: Ngày uống 7-10g bách bộ khô (mua ở hàng thuốc Bắc) dưới dạng thuốc sắc. Uống vào sáng sớm lúc đói, uống 5 ngày liền.
Tẩy giun bằng thuốc
Có nhiều thuốc điều trị bệnh giun sán tuy nhiên bố mẹ cần phân biệt thuốc điều trị giun và thuốc điều trị sán để áp dụng cho trẻ một cách hợp lý.
– Thuốc điều trị giun gồm có các loại như: thuốc piperazin (diethylen diamin) với tên biệt dược là piperazin citrat, piperal, antepar, piperol …; thuốc levamisol với tên biệt dược là levaris, decaris, solaskil…; thuốc mebendazole với biệt dược: fugacar, vermox, soltric…; thuốc albendazole với: zenben, zentel, alzental…; thuốc pyrantel với: antiminth, combantrin, panatel…; thuốc thiabendazole (mitezol); thuốc diethylcarbamazin với: banocid, DEC, notezin…
– Thuốc điều trị sán gồm có các loại như: thuốc niclosamid với tên biệt dược là niclocide, yomesal, tamox…; thuốc praziquantel với: bilcitrid, pratez, cesol…
Phòng ngừa bệnh giun sán ở trẻ như thế nào
Bệnh giun sán nếu như không được chữa kịp thời sẽ dẫn tới một số bệnh lý khác như: viêm phúc mạc, viêm ruột thừa, gây chứng thiếu máu nhược sắc, giảm protein máu kèm theo rối loạn tim mạch… Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
– Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em và người lớn. Sử dụng các loại thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Giữ vệ sinh cá nhân như: cắt móng tay, móng chân ngắn, sạch.
– Thực hiện ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa sạch trước khi ăn.
– Đi giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất ẩm.
– Vệ sinh môi trường xung quanh. Không phóng uế bừa bãi.
Trên đây là một số cách điều trị và phòng chống bệnh giun sán hiệu quả, bố mẹ cần lưu ý khi áp dụng và đặc biệt chú ý giữ vệ sinh thật tốt để phòng bệnh giun sán cho trẻ nhé