Theo thống kê, ở nước ta, mỗi năm có khoảng 18000 tử vong do lao phổi, trong đó có trẻ em. Vậy chữa bệnh lao phổi ở trẻ em như thế nào hiệu quả?
Xem thêm: Dấu hiệu bệnh lao phổi ở trẻ em
Lao phổi là một trong những bệnh truyền nhiễm có nên khả năng lây nhiễm cao. Chính vì thế mà đối với căn bệnh này, nhà nước đã thực hiện hỗ trợ hoàn toàn chi phí cũng như thuốc điều trị cho các bệnh nhân bị lao.
Nhận thức được tầm nguy hiểm của bệnh này, bố mẹ nếu thấy có các triệu chứng của bệnh lao phổi cần đưa trẻ đến các phòng khám nhi khoa hoặc các cơ sở y tế thăm khám ngay để được điều trị kịp thời. Đặc biệt, trong quá trình điều trị, cần có sự theo dõi liên tục của các bác sĩ, không được tự ý cắt thuốc hay làm trái phác đồ điều trị đã được đưa ra.

Các nguyên tắc căn bản trong điều trị lao phổi ở trẻ em:
– Đối với việc dùng thuốc: cần phải có sự phối hợp các thuốc chống lao phù hợp. Dùng thuốc đủ thời gian và đúng liều lượng, không được tự ý thay đổi thuốc hay dừng uống thuốc. Điều trị đúng theo phác đồ bác sĩ đưa ra theo hai giai đoạn: tấn công và duy trì vi khuẩn lao.
– Cách ly hô hấp đối với các bệnh nhân lao phổi ít nhất là 15 ngày đầu, trong đợt điều trị tại Bệnh viện. Trẻ không được đến trường cho đến khi bệnh khỏi hẳn và có giấy xác nhận của bệnh viện điều trị là bệnh lao phổi ở trẻ không còn khả năng lây nhiễm nữa. Bởi bệnh này có nguy cơ lây nhiễm cao, nên nếu trẻ chưa khỏi hẳn mà đến trường thì nguy cơ lây cho các bạn và thầy cô là rất lớn.
Thuốc chống Lao thường dùng
o R=Rifampicine 15 (10-20 mg/kg/ngày)
o P= Pyrazinamide 35 (30-40 mg/kg/ngày)
o E=Ethambutol 20 (15-25 mg/kg/ngày)

o Acide para-aminosalycilique (PAS)
o Linézolide
o Lévofloxacine
o Moxifloxacine
o Cycloserine
o Aminosides: amikacine/kanamycine/streptomycine
+ Uống 1 lần duy nhất vào mỗi buổi sáng trước khi ăn, khi dạ dày rỗng, đói
+ Thăm khám lâm sàng định kỳ mỗi tháng và tái khám ngay khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc hay kháng thuốc chống lao như đau bụng, nôn mửa, vàng da…
Phác đồ điều trị bệnh lao phổi ở trẻ em:
+ Bệnh lao thông thường có thời gian điều trị kéo dài 6 tháng

Giai đoạn duy trì 7 tháng tiếp theo: IR
+ Bệnh lao kháng thuốc: cần thực hiện hội chẩn chuyên gia!
Trong quá trình khám tổng quát cho trẻ em, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò khá quan trọng trong việc giúp cơ thể trẻ hồi phục nhanh hơn. Một chế độ dinh dưỡng tốt chính là điều kiện cần giúp tăng sức đề kháng và làm giảm nguy cơ không bị tái phát lại. Do vậy, bố mẹ cần thiết lập cho trẻ một chế độ ăn uống tốt đầy đủ về dinh dưỡng bao gồm đạm (thịt, cá,..) chất đường, chất béo rau và hoa quả. Ngoài ra, trẻ bị bệnh lao phổi phải dùng nhiều kháng sinh nên rất cần vitamin C và vitamin nhóm B,…