Nôn trớ là những triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Đây là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ đa phần là lành tính, tuy nhiên, bố mẹ cần có kiến thức về các cách chữa bệnh nôn trớ ở trẻ em để kịp thời xử trí và bảo vệ trẻ trong những tình huống như này.
Với trẻ bú sữa hoặc bú bình:
- Đối với trẻ bú sữa mẹ:
Mẹ nên cho trẻ bú từ từ, không để bú quá no, sau khi bú mẹ thì khoảng 15 phút sau hãy cho trẻ nằm. Mẹ cần bế đầu và người trẻ nằm trên một đường thẳng, mặt của trẻ quay vào vú, mũi của trẻ đối diện với núm vú. Mẹ phải ôm sát bé vào người và đỡ mông trẻ. Chạm vú vào môi trên của trẻ, đợi đến khi miệng trẻ mở rộng, mẹ đưa miệng trẻ vào vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú
Nên cho trẻ bú bên trái trước (trẻ mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng bên phải). Sau đó, chuyển trẻ sang bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng tuần hoàn mà không gây trào ngược dạ dày
Sau khi cho trẻ bú xong, cần bế đứng lên và vỗ nhẹ phần lưng để trẻ có thể ợ hơi được. Mục đích của việc này làm giảm lượng hơi mà trẻ nuốt vào dạ dày, cũng là nguyên nhân gây nôn trớ
- Đối với trẻ bú bình:
Mẹ nghiêng bình sữa cho trẻ bú, sao cho ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày gây nôn trớ.
Với trẻ ăn dặm:
- Mẹ không nên ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.
- Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để bảo đảm đủ số lượng thức ăn cần thiết. Các bữa ăn của trẻ nên tập trung, thời gian ăn không kéo dài qua 30 phút/bữa. Ăn lâu quá cũng sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, cảm giác chán ăn, khóc, quấy phá.
- Một số trẻ tạm thời cơ thể không dung nạp sữa bò tươi thì thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa bò dưới dạng sữa chua.
Mẹ nên nhớ khi bé nôn nhiều tức là bộ phận tiêu hóa đang có vấn đề cần nên nghỉ ngơi, chỉ nên cho bé uống nước để không bị mất nước, đừng nên cố gắng ép ăn, không giúp được bé mà còn làm tăng triệu chứng nôn trớ khi ấy và bé càng quấy khóc nhiều hơn.
– Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ có biểu hiện không muốn ăn, ngại khi nhìn thấy thức ăn.
– Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày .
– Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp trẻ bị sặc, đừng cố lấy tay móc thức ăn hay chất nôn ra, nên làm nghiệm pháp Heimlich ở trẻ lớn, đứng sau lưng trẻ, quàng 2 tay ra ôm lấy bụng trẻ và ấn mạnh vào, áp lực mạnh sẽ làm trẻ nôn ói ra dị vật đường thở. Ở trẻ nhỏ hơn thì nên để nằm sấp trên đùi chúng ta và vỗ mạnh vào lưng trẻ. Dị vật, chất nôn sẽ được tống ra. Sau khi tống chất nôn ói ra được nếu bé còn mệt thì nên đưa bé đến bệnh viện.