Quai bị là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi và để lại nhiều biến chứng nặng nề (nhất là đối vói các bé trai) nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em mà bố mẹ có thể tham khảo
Xem thêm: Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị ở trẻ em
Cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em
Cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc điều trị đặc hiệu nào dành riêng cho bệnh quai bị, do vậy, cha mẹ cần lưu ý những yếu tố sau nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh quai bị:
- Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
- Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt, cho uống paracetamol 30mg/kg thể trọng/ngày, chia 3 lần.
- Cho trẻ uống nhiều nước, có thể cho trẻ uống nước ngọt.
- Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm(thường nên giữ trẻ trong nhà ít nhất chín ngày).
- Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.
- Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.
- Tăng cường vệ sinh răng, miệng, họng: Cho xúc miệng bằng nước pha oxy già, nước muối.
- Ở nơi có lá lốt, rau diếp cá, húng chanh có thể dùng 2-3 thứ cùng đun kỹ, cho ít muối, lọc cho xúc miệng hàng ngày nhiều lần. Nếu trẻ có dấu hiệu viêm não-màng não, viêm tụy… cần cho đi bệnh viện.
- Có thể cho trẻ uống nước ngọt để giúp trẻ dễ ăn hơn.
- Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ có triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn thốc.
- Chườm nóng vùng góc hàm.
- Ăn lỏng khi trẻ nhai và nuốt đau
- Khi có biến chứng viêm tinh hoàn, trẻ cần được nằm nghỉ, sử dụng dụng cụ đeo nâng bìu hoặc mặc quần “nhỏ” chật. Trường hợp đau nhiều có thể chườm túi đá, dùng các thuốc chống viêm. Khi có biến chứng viêm tụy tạng có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc chống nôn…
Cách phòng tránh quai bị hiệu quả cho trẻ em
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị.
- Gây miễn dịch chủ động bằng vắc xin.
- Để tránh cho trẻ bị tiêm nhiều mũi thuốc vắc xin hiện đã có loại vắc xin kết hợp chống 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella. Loại vắc xin kết hợp này được cơ thể dung nạp tốt, có tác dụng gây miễn dịch chắc chắn và bền vững. Vắc xin không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải cứ chích ngừa là sẽ phòng được bệnh.
Trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80% nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh.
Thông tin về các chương trình tiêm chủng phòng ngừa bệnh cho bé, ba mẹ có thể xem tại đây