Răng miệng là một trong số các bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ mà bố mẹ cần phải đặc biệt quan tâm. Bệnh sẽ không chỉ đem lại cảm giác khó chịu, ốm sốt mà nếu để lâu cũng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số cách chữa bệnh răng miệng ở trẻ em hiệu quả.
Giai đoạn từ lúc mới sinh tới 6 tháng tuổi
Xem thêm: Bệnh răng miệng ở trẻ em
Đây là giai đoạn răng chưa mọc nên đa số các bệnh răng miệng ở trẻ lúc này sẽ liên quan nhiều đến nướu như: nanh và tưa miệng. Đây là những bệnh thường gặp ở khoảng 75% trẻ sơ sinh. Bệnh tuy sẽ tự khỏi nhưng để lâu cũng sẽ khiến bé cảm thấy đau nhức, khó chịu, biếng sốt,… Do vậy, nếu trẻ gặp phải các vấn đề về răng miệng trên bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bạn sĩ chuyên khoa để được chích nanh hoặc được hướng dẫn sử dụng thuốc kháng nấm Nystattin, mật ong hay glyxerin borat đánh sạch nấm gây tưa miệng.
Giai đoạn từ 6 tháng tới 3 tuổi
Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu mọc răng sữa nên rất cần được cung cấp thêm canxi. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, trẻ sẽ dễ mắc phải một số bệnh liên qua đến răng miệng như:
1. Viêm loét miệng: bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ sốt cao hay do vệ sinh răng miệng kém. Các nốt loét miệng sẽ gây đau nhức, dễ chảy máu và khiến trẻ bỏ ăn, vì vậy bố mẹ cần giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ hằng ngày, bôi thuốc chữa viêm loét và kết hợp với thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Viêm lợi cấp: là bệnh thường xuất hiện sau sốt mọc răng ở trẻ 6 tháng đến 3, 4 tuổi. Đối với bệnh này bố mẹ chú ý không nên sử dụng các bài thuốc từ bột lá cây để chữa trị cho trẻ vì rất dễ gây nhiễm trùng huyết. Thay vào đó, nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị.
3. Viêm lưỡi bản đồ mãn tính: bệnh thường là do dị ứng, thiếu hụt vitamin B hoặc có sự thay thế tế bào lưỡi. Đối với bệnh này, cách chữa trị chủ yếu là vệ sinh răng miệng tốt và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
4. Sâu răng, viêm tủy răng và abse răng: sâu răng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tủy và abse răng gây đau nhức và sưng mủ. Bệnh thông thường sẽ được điều trị kháng sinh nếu nhẹ, nặng hơn thì phải tiến hành nhổ bỏ răng bị sâu để tránh lây lan sang khu vực lân cận.
Giai đoạn 6-12 tuổi
1. Viêm lợi: thường được nhận biết qua hơi thở có mùi và khi ấn tay sẽ có mủ chảy ra quanh răng, lợi phập phồng. Theo hướng dẫn chăm sóc răng miệng từ các chuyên gia, nếu trre mắc bệnh này, bố mẹ cần chú ý lấy sạch cao răng cho trẻ, vệ sinh răng miệng cẩn thận. Ngoài ra cần có sự điều trị bằng thuốc viêm lợi và thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng theo chỉ định của các bác sĩ.
2. Thiểu sản men răng: là hiện tượng răng gồ ghề, mủn nát, dễ bị gãy, mẻ. Thông thường bệnh sẽ được xử lý bằng cách hàn răng và cho bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ.
3. Răng mọc lệch lạc: thường là do cung hàm quá hẹp hoặc do nhổ răng sữa sớm gây lệch lạc. Hiện nay, đối với trường hợp răng mọc lệch lạc, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sữa và chỉnh nha thẩm mỹ để giúp điều chỉnh lại hàm cho trẻ.
Răng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chức năng nhai, nói và tạo nên cấu trúc khuôn mặt. Do vậy, bố mẹ cần nắm được các cách chữa để bảo vệ bé trước nguy cơ mắc phải các bệnh răng miệng.