Những nốt rôm đỏ xuất hiện ngày một nhiều khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không yên giấc. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các mẹ cách chữa bệnh rôm sảy ở trẻ em hiệu quả nhất.
Để có hướng điều trị rôm sảy cho bé cần hiểu rõ nguyên nhân bệnh rôm sảy ở trẻ em. Thông thường đây không phải là bệnh nguy hiểm nên có thể điều trị cho bé tại nhà.
Xem thêm: Nguyên nhân gây ra bệnh rôm sảy ở trẻ em
Giữ vệ sinh da sạch sẽ

Bé bị rôm sảy thường có cảm giác ngứa ngáy nên việc vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị bệnh sẽ giúp rôm sảy giảm dần, không lan rộng.
Khi tắm cho bé không dùng nước quá ấm, tại vùng da bị rôm có thể đắp khăn ướt cho da được “mát”. Đối với các bé bị rôm, không nên sử dụng sữa tắm có độ pH, acid cao.
Sau khi tắm xong, lấy khăn tắm mềm, chất liệu cotton thấm hút tốt để lau khô người cho bé, tuyệt đối không chà mạnh lên da bé.
Mặc quần áo có chất liệu mát

Đối với bé bị rôm sảy không nên mặc quần áo có chất liệu tổng hợp, len, sợi… các mẹ nên chọn cho bé những bộ quần áo được làm từ vải cotton giúp thấm mồ hôi tốt. Chọn quần áo sáng màu, vải mỏng, rộng rãi không bó sát người, đảm bảo da bé luôn khô thoáng.
Chế độ ăn hợp lý
Tuyệt đối không cho bé ăn đồ ăn, các loại gia vị cay nóng, đồ ngọt sẽ khiến triệu chứng bệnh rôm sảy ngày càng nặng. Nên cho trẻ ăn nhiều rau, củ, bổ sung thêm các hoa quả có tính mát cho bé như: Cam, bưởi… cho bé uống đủ nước.
Sinh hoạt
Không để bé chơi ngoài trời nắng, nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Tránh vận động quá nhiều làm lượng mồ hôi tiết ra gây rôm sảy.
Nơi ở thoáng mát
Một trong những cách chữa bệnh rôm sảy ở trẻ em là giữ nơi ở luôn thông thoáng, chăn màn, gối phải sạch sẽ. Trong mùa hè nóng bức bạn có thể để điều hòa nhiệt độ ở 27oC- 28oC cho da được “mát”, không nên để nhiệt độ quá lạnh sẽ gây viêm đường hô hấp ở trẻ.
Không được cào, gãi

Với trẻ sơ sinh bạn để tránh bé đưa tay lên cào, gãi vùng da bị bệnh, có thể đeo găng tay mỏng giúp ngăn ngừa da bị trầy xước, nhiễm trùng.
Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi nhiều làm các nốt rôm vỡ ra gây nhiễm trùng.
Khi nào cần đưa trẻ đến khám bác sỹ?
Nhiều người thường áp dụng cách chữa bệnh rôm sẩy ở trẻ em tại nhà, thông thường bé sẽ khỏi bệnh sau vài ngày nhưng nếu thấy trẻ có các biểu hiện sau cần đưa ngay đến bệnh viện để được bác sĩ khám tổng quát cho bé và có hướng điều trị tốt nhất.
– Trẻ bị rôm sảy kéo dài từ 7- 10 ngày, vùng da bị bệnh ngày càng lan rộng.
– Bị tái đi tái lại nhiều lần.
– Bé cảm giác ngứa, bứt rứt, quấy khóc
– Có biểu hiện sốt, nhiễm trùng da.