Bệnh suy thận ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Vì vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các mẹ cách chữa bệnh suy thận ở trẻ em hiệu quả nhất.
Điều trị bệnh suy thận ở trẻ em như thế nào?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận ở trẻ em cũng như có các dạng suy thận khác nhau như: Suy thận mạn, suy thận cấp… nên muốn điều trị phải dựa vào từng trường hợp. Tuy nhiên cách chữa bệnh suy thận ở trẻ em thường được phân chia theo mức độ nặng nhẹ như sau:
– Nếu trẻ bị suy thận nhẹ, khi đi khám bác sĩ sẽ kê thuốc cho bé uống kết hợp với chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Chế độ ăn kiêng rất phức tạp, vừa phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, năng lượng vừa phải đủ (thậm chí gọi là ít) chất đạm và muối (K, Na).
– Trường hợp trẻ bị suy thận nặng (chức năng thận giảm xuống còn dưới 50%) thì ngoài uống thuốc và ăn kiêng trẻ cần phải được lọc máu suốt đời để duy trì cuộc sống.
– Phương pháp lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc) hoặc phẫu thuật ghép thận cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh suy thận phổ biến hiện nay đối với trường hợp trẻ bị suy thận nặng.
Cách chăm sóc trẻ bị bệnh thận
Đối với trẻ bị suy thận cách chăm sóc bé cũng rất quan trọng, nó sẽ góp phần kìm hãm sự tiến triển của bệnh:
– Cha mẹ nên tránh cho bé bị suy thận ăn đồ hải sản, thực phẩm chứa nhiều muối, các loại đồ ăn gây cảm ứng và các chất gây kích thích như nước có ga, cà phê… Nên tránh tất cả những thực phẩm làm tăng nhiệt bên trong cơ thể như đồ ăn cay, nóng, có tính nhiệt cao và cho bé uống đủ nước mỗi ngày.
– Không nên cho trẻ ăn mặn đặc biệt là các trường hợp đã bị phù nề. Trẻ bị suy thận, tăng kali huyết cần tránh xa thực phẩm có hàm lượng kali cao và không nên cho bé ăn phủ tạng động vật.
Cách phòng ngừa bệnh suy thận ở trẻ em
– Trẻ có thể mắc bệnh suy thận bẩm sinh ngay từ khi còn trong bụng mẹ nên trước hết để phòng tránh bệnh suy thận ở trẻ em các mẹ bầu cần đi khám thai theo định kỳ để phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh cũng như bệnh suy thận ở trẻ em.
– Giảm muối trong khẩu phần ăn của trẻ, cho bé ăn thực phẩm ít chất béo, ăn nhiều rau, củ, quả, uống đủ nước mỗi ngày, thể dục đều đặn.
– Khi trẻ bị bệnh cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc theo triệu chứng cho bé tránh tình trạng dùng thuốc bừa bãi gây ảnh hưởng lớn đến chức năng thải độc của thận.
– Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ cho bé 6 tháng/lần để phát hiện bệnh sớm nhất và có biện pháp điều trị kịp thời.