Mùa hè với tiết trời oi nóng là môi trường thuận lợi cho bệnh tay chân miệng phát sinh. Tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng thành viêm màng não. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ mách các mẹ cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em hiệu quả nhất.
Làm sao để biết bé bị tay chân miệng?

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em lúc đầu dẫn dễ nhầm lẫn với bệnh khác vì thường có biểu hiện: Sốt, đau họng, sổ mũi, cơ thể mệt mỏi… nên các mẹ cần chú ý và theo dõi biểu hiện tiếp theo của trẻ. Nếu vài ngày sau thấy trên miệng, tay, chân bé bắt đầu xuất hiện các bọng nước chứng tỏ bé đã bị bệnh tay chân miệng và cần đưa đến bệnh viện để được bác sĩ khám, điều trị.
Các dấu hiệu khác để nhận biết bệnh chân tay miệng, ba mẹ xem tại đây
Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Do hiện nay chưa có thuốc đặc trị dành cho bệnh cũng như vắc xin phòng ngừa vì thế các bậc cha mẹ cần chăm sóc bé cẩn thận trong quá trình điều trị.
Trước tiên cần phân loại mức độ nặng nhẹ của bệnh để có cách chữa bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất. Bệnh có 4 cấp độ biểu hiện:
Độ 1: Loét miệng và hoặc sang thương ở da.
Độ 2: Rung giật cơ, bức rức khó chịu.
Độ 3: Co giật, yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ dẫn tới hôn mê.
Độ 4: Huyết áp tăng, suy hô hấp, phù phổi, trụy mạch.
Nếu trẻ bị bệnh cấp độ 1 có thể điều trị tại nhà bằng cách: Hạ sốt cho bé bằng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường xuyên lau nách, bẹn cho trẻ để tránh tình trạng co giật.

Bổ sung chế dộ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, cho bé uống thêm nước, ăn đồ dễ tiêu, vệ sinh miệng và vùng da bị bệnh sạch sẽ. Có thể sử dụng thêm các vitamin C, vitamin A , vitamin PP và kẽm cùng với thuốc kháng sinh trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đối với cấp độ khác có thể coi là nguy hiểm nên cần theo dõi các triệu chứng. Nếu bé sốt cao trên 39oC, giật mình liên tục, run chi, quấy khóc, co giật thì cần đưa bé tới các phòng khám nhi hoặc bệnh viện ngay để được các bác sĩ thăm khám tổng quát cho trẻ em và điều trị kịp thời.
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Do chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ em nên biện pháp tốt nhất là thực hiện vệ sinh sạch sẽ:
– Rửa tay đúng và thường xuyên cho trẻ, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Làm sạch dụng cụ, đồ chơi của trẻ, các vết bẩn bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn.
– Tránh tiếp xúc (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng) với người bị bệnh tay chân miệng.
– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ để tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.