Phát hiện sớm, bù nước và điện giải nhanh chóng là nguyên tắc đầu tiên khi chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em.
Cách chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em dựa theo độ mất nước
Xem thêm: Triệu chứng bệnh tiêu chảy ở trẻ em
– Mất nước độ A (mức nhẹ): Nếu trẻ bị tiêu chảy nhưng khi khóc vẫn có nước mắt, tỉnh táo, miệng ướt và uống nước bình thường thì chỉ cần bổ sung thêm nhiều nước và các chất điện giải hơn.
Có thể cho trẻ ăn cháo, uống oresol, uống nước gạo rang và theo dõi sát sao tình trạng mất nước. Nếu không thấy có dấu hiệu thuyên giảm, nên đưa bé đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

– Mất nước độ B (mức vừa): Biểu hiện thường thấy là trẻ khóc không ra nước mắt, mắt trũng sâu, miệng khô, da khô, uống nhiều nước. Trong trường hợp này, bạn cần tiêp tục cho trẻ uống thêm nước, bổ sung nhiều chất điện giải theo trọng lượng của bé và có thể cần cho trẻ nhập viện điều trị.
– Mất nước độ C (mức nặng): Mất nước nặng khiến trẻ rơi vào tình trạng hôn mê, ngủ li bì và mệt lả, da khô, mắt trũng, khi khóc không hề có nước mắt và không uống được nước. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể tăng nguy cơ tử vong. Do đó, cần đưa trẻ tới các bệnh viện để khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em sau đó có thể điều trị và xử lý kịp thời. Bác sĩ có thể bổ sung lượng dịch bị mất đi thông qua đường tĩnh mạch, hoặc ống thông dạ dày.
Khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp, người lớn cần kiểm soát số lượng phân và lượng nước tiểu mà trẻ thải ra mỗi ngày, cặp nhiệt độ thường xuyên cho bé. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy do vi khuẩn gây ra thì không được uống kháng sinh. Cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không dùng các loại thuốc chống nôn hoặc cầm đi ngoài.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy
Cho trẻ ăn uống đầy đủ, không nên kiêng khem để tránh sụt cân và suy dinh dưỡng. Khi trẻ bị tiêu chảy, cần bổ sung các thực phẩm sau:
– Tinh bột từ gạo và khoai tây
– Bổ sung đạm, protein từ thịt lợn nạc, thịt gà nạc, thịt cá.

– Cho trẻ ăn thêm sữa chua và sữa đậu nành.
– Ăn nhiều hoa quả tươi, chín như chuối, hồng xiêm, táo, xoài, cam… để bổ sung lượng vitamin C, kali và beta carotein.
Phòng bệnh tiêu chảy trẻ em
Để giúp trẻ phòng tránh và chữa bệnh tiêu chảy, người lớn cần lưu ý tới một số điều sau:
– Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Trong thời gian cho con bú, vẫn cho trẻ ăn kèm bổ sung. Tuy nhiên, tránh để trẻ bú bình hoặc ngậm ti giả.
– Nuôi con bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ.
– Chế biến thực phẩm và bảo quản thức ăn đảm bảo vệ sinh.
Có thể bạn quan tâm: tiêm chủng phòng ngừa bệnh cho trẻ