Đối với những người làm cha, làm mẹ, nhìn thấy con mình bị bệnh tim bẩm sinh ai cũng đau đớn, mất hy vọng. Nhưng thực tế, nếu trẻ mắc bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể theo kịp các bạn cùng trang lứa, hòa nhập tốt với cộng đồng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các mẹ cách chữa bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em.
Tim bẩm sinh là căn bệnh guy hiểm, có thể gây thiệt hại đến tính mạng cũng như để lại nhiều di chứng nặng nề. Mỗi trẻ lại bị một dạng tim bẩm sinh khác nhau và cách điều trị cũng khác. Hiện y học phân chia thành 4 dạng tim bẩm sinh thường gặp: Bệnh thông liên nhĩ, thông liên thất, bệnh còn ống động mạch, bệnh tứ chứng fallot.
Xem thêm: Nguyên nhân gây ra bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em
Thông liên thất
Là bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất, chiếm tới 25% trong tổng số trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Nếu là thông liên thất kích thước nhỏ, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vì bản chất của bệnh tương đối lành tính, trẻ vẫn hoạt động thể lực bình thường và không phải phẫu thuật.
Ở những trẻ thông liên thất kích thước lớn, cần phải xử lý nội khoa nhằm: Kiểm soát suy tim và dự phòng phát sinh bệnh mạch phôi. Theo ThS. Cao Việt Tùng cho biết: Thông liên thất trước đây phải mổ mở để vá lỗ thông, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên việc trải qua cuộc phẫu thuật lớn, nhiều giờ đồng hồ khiến trẻ không đủ sức, một số bé phải chờ đủ cân nặng, khi cân nặng đủ thì tình trạng suy phổi và suy tim do biến chứng đã trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, hiện nay bằng thủ thuật đưa dụng cụ vào mạch máu từ đùi để nút lỗ thông sẽ tránh cho trẻ những hạn chế của phẫu thuật mở, thời gian nằm viện ngắn và chăm sóc đơn giản. Tỷ lệ thành công trong phương pháp này có thể tới 100%.
Thông liên nhĩ
Giải phẫu được khuyến cáo cho tất cả các những bệnh nhi bị thông liên nhĩ. Thời điểm tốt để tiến hành giải phẫu là trong năm đầu bị bệnh và trước tuổi đi học để tránh tỷ lệ tử vong cũng như biến chứng nguy hiểm. Các bác sĩ sẽ tiến hành giải phẫu bằng tuần hoàn ngoài cơ thể, phương pháp này rất an toàn, tỷ lệ tử vong chưa tới 1%. Sau khi được phẫu thuật, các triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng biến mất, phát triển thể chất của trẻ được tăng cường. Kích thước tim giảm tới mức bình thường và loạn nhịp về sau cũng ít xảy ra hơn.
Còn ống động mạch
Theo khuyến cáo của bác sĩ, đối với trẻ mắc bệnh tim dạng còn ống động mạch thì nên giải phẫu hoặc dùng catheter để bít lỗ thông dù ở bất kỳ lứa tuổi nào và nên phẫu thuật sớm, tốt nhất là trước khi bé được 1 tuổi.
Bác sĩ có thể bít lỗ thông ống động mạch bằng cách luồn một catheter ngay tại labô thông tim. Các ống động mạch nhỏ thường được đóng kín bằng những sợi dây đặt bên trong lòng mạch. Có một thủ thuật khác cũng được áp dụng là dùng kỹ thuật soi lồng ngực để thắt ống động mạch mà không cần mở lồng ngực.
Tứ chứng Fallot
Việc điều trị tứ chứng Fallot tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh. Những trường hợp nặng cần được điều trị nội – ngoại khoa ngay ở giai đoạn sơ sinh, nếu không khi ống động mạch đóng lại, luồng máu ở phổi sẽ bị trở ngại gây nguy hiểm đến trẻ.
Việc tìm hiểu cách chữa bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em sẽ giúp các bậc cha mẹ có cách điều trị bệnh kịp thời và tốt nhất cho bé. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần có chế độ chăm sóc trẻ thật tốt, tuyệt đối hạn chế việc để con khóc to sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như bệnh tình của trẻ.