Bệnh trầm cảm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hành vi tự sát, làm tổn thương chính mình. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các mẹ cách chữa bệnh trầm cảm ở trẻ em hiệu quả nhất.
Xem thêm: Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở trẻ em
Điều trị kết hợp
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ em, điều này còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tuy nhiên cha mẹ không được tự ý điều trị cho trẻ, nếu thấy bé có dấu hiệu bệnh trầm cảm cần đưa ngay đến bệnh viện để được khám điều trị tâm lý kịp thời.
– Thông thường với các bệnh nhân nhẹ, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng liệu pháp tâm lý, chỉ dùng thuốc bổ sung khi liệu pháp này không đủ hiệu quả.
– Những trẻ trầm cảm ở mức độ vừa và nặng thì cách chữa bệnh trầm cảm ở trẻ em sẽ là kết hợp liệu pháp tâm lý (ví dụ trị liệu nhận thức – hành vi) với thuốc uống tùy theo thể trạng và bệnh tình của trẻ.
– Trong liệu pháp nhận thức – hành vi, trẻ sẽ được giải thích về lối suy nghĩ tiêu cực – nguyên nhân gây các triệu chứng trầm cảm, lo âu, đồng thời hướng đến lối suy nghĩ tích cực, nhờ đó trẻ cảm thấy dễ chịu và có ít dấu hiệu trầm cảm hơn.
– Nếu bệnh trầm cảm ở trẻ đã trở nên nghiêm trọng, có nguy cơ làm tổn thương chính mình, cần cho trẻ nằm viện để bác sĩ theo dõi hoặc điều trị ngoại trú cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.
Điều trị bằng thuốc
Một số thuốc thường dùng để điều trị bệnh trầm cảm như:
– Proniazid (Miarsild) viên nén 50 mg. Liều duy trì: 1/2 viên đến 1 viên/ngày hoặc cách ngày.
– Amitriptein (elavil) viên nén 10-25 và 50 mg. Ngày đầu 2 lần, mỗi lần 25 mg, sau tăng dần, tối đa là 150 mg/ngày.
– Imipramin (toframil) viên bọc đường 10-25mg. Loại 10 mg, tăng dần liều đến 3-5 viên/ngày.
Tuy nhiên cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh cho trẻ mà cần đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ kê đơn.
Cách chăm sóc trẻ bị trầm cảm
Trầm cảm ở trẻ em là một rối loạn cảm xúc tác động đến khí sắc và ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần. Vì thế ngoài điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý, cách chăm sóc trẻ bị trầm cảm cũng rất quan trọng, nó sẽ quyết định thời gian khỏi bệnh của trẻ.
– Tạo không khí gia đình đầm ấm, tạo cho trẻ có thái độ lạc quan, vui vẻ trong cuộc sống.
– Đảm bảo giấc ngủ tốt cho bé.
– Tránh cho bé ăn hoặc uống các đồ kích thích, có ga như: Nước ngọt, cà phê…
– Đảm bảo chế độ ăn uống điều độ, bổ sung cho trẻ thức ăn có hàm lượng canxi và acidamin cao như: Tôm, cá, thịt bò, thịt gà, đậu tương và các chế phẩm đậu nành.
– Các thành viên trong gia đình cần yêu thương, chăm sóc trẻ bị bệnh, không để trẻ có cảm giác cô đơn, bị hắt hủi.
– Đưa trẻ tham gia các hoạt động xã hội để trẻ hòa nhập hơn với cộng đồng.