Thời tiết chuyển mùa cũng là lúc trẻ hay đau ốm nhất, nhiều mẹ tất tả ngược xuôi mua thuốc trị bệnh cho bé mà không biết rằng như vậy rất nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các mẹ cách chữa bệnh trẻ em khi thời tiết giao mùa hiệu quả nhất.
Xem thêm: Nguyên nhân dẫn tới bệnh trẻ em khi thời tiết giao mùa
Bệnh cảm cúm
Cảm cúm là căn bệnh không nguy hiểm nên khi thấy bé có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi các mẹ đừng quá lo lắng. Thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trong việc chống lại cảm cúm thông thường vì vậy cách tốt nhất là chăm sóc bé cẩn thận.

– Dùng nước muối sinh lý hút sạch dịch nhờn trong mũi cho bé
– Nếu bé bị sốt trên 38o5, dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ
– Tăng cường bổ sung dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho bé. Nếu điều trị một đến hai ngày mà bé không khỏi cần đưa đến bác sĩ để kiểm tra.
Bệnh đau họng
Việc đầu tiên các mẹ cần làm nếu bé có biểu hiện đau họng là tạo môi trường lý tưởng cho bé, không quá nóng cũng không quá lạnh. Nếu bé sốt nhẹ, mẹ có thể dùng khăn ấm lau người, đặc biệt vùng nách và bẹn giúp bé hạ sốt. Cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng nhưng chia nhỏ bữa ăn. Đối với những bé còn bú mẹ thay vì cho bú lượng lớn liền một lúc nên chia nhỏ lượng sữa, cho bé bú thành nhiều lần thay vì cho bú lượng lớn liền một lúc.

Tuyệt đối không được tự ý cho bé sử dụng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng hay dùng thuốc kháng sinh mà chưa có ý kiến của bác sĩ.
Trên thực tế, bệnh viêm họng của trẻ có thể tự khỏi trong vài ngày nếu bé có sức khoẻ tốt. Tuy nhiên nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm khuẩn nên đưa bé đến khám nhi khoa để được điều trị kịp thời.
Bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản ở trẻ nhỏ là bệnh khá nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong vì thế nên đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị nhi khoa kịp thời nếu thấy có dấu hiệu bệnh viêm phế quản ở trẻ em: Ho nhiều và xuất hiện đờm màu xanh, xám hay hơi vàng, đau rát họng, sốt, cơ thể mệt mỏi, nặng hơn có thể thở khò khè, tức ngực…
Đối với những trẻ bị viêm phế quản, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần chú ý cho bé uống đủ nước mỗi ngày để giúp bé không bị tắc nghẽn sung huyết. Giữ không khí trong nhà sạch sẽ, ấm áp, hãy dùng máy giữ ẩm không khí để tăng độ ẩm, và người lớn tuyệt đối không được hút thuốc trong nhà.
Bệnh sởi
– Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nên cách điều trị tốt nhất là đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.
– Trong quá trình điều trị cần kiêng gió, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng sạch sẽ. Không nên cho trẻ ăn thực phẩm chứa protein gây dị ứng như hải sản, cua, tôm càng, tôm nõn, sò, nghêu; các loại côn trùng như kén nhộng, chấu chấu, rau củ dễ gây kích thích như rau thơm, ớt…, gia vị thơm cay như bột hạt cải, hoa hồi…

– Trong giai đoạn bị bệnh nên cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và uống nhiều nước hoa quả. Ăn các loại rau củ chứa nhiều vitamin để cung cấp năng lượng cho bé: Rau cải trắng, chân vịt, cà rốt, lê, củ cải, táo, đào… giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
– Khi bị sởi thường kèm theo các triệu chứng nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần cho trẻ uống nhiều nước, không uống các loại nước kích thích, có ga.
– Dùng nước muối sinh lý làm sạch mũi cho trẻ khoảng 3, 4 lần/ngày.
Hiện nay đã có vắc xin phòng sởi, bạn có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được tư vấn tiêm chủng và chích ngừa sởi khi trẻ được 9 tháng tuổi.
Bệnh viêm mũi dị ứng
Cách chữa bệnh trẻ em khi thời tiết giao mùa trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng là phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nếu bé bị dị ứng với lông vật nuôi, khói thuốc cần tránh không cho bé tiếp xúc. Nếu dị ứng thời tiết cần giữ ấm cơ thể cho bé và vệ sinh mũi sạch sẽ. Nếu thấy bé có dấu hiệu sốt, đau đầu, đau tai cần cho bé đến khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Bệnh ban đỏ
Bệnh do lây nhiễm virus vì thế cần điều trị những triệu chứng, nhưng dấu hiệu của ban đỏ cũng rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh thông thường vì vậy cách tốt nhất là nên đưa bé đến bệnh viện.
Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em có thể do ngộ độc thức ăn, ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc Rotavirus gây ra. Đây là bệnh khá nguy hiểm, khi bị bệnh cơ thể bé thường có biểu hiện lả đi do mất nước hoặc nếu do virus trẻ thường sốt cao dễ gây biến chứng co giật. Vì thế, nếu thấy trẻ có biểu hiện của bệnh tiêu chảy cần đưa đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân gây tiêu chảy và có chỉ định điều trị thích hợp, không được tự ý cho trẻ uống thuốc cầm, sẽ rất nguy hiểm.
Bài viết trên đã cung cấp cho các mẹ cách chữa bệnh trẻ em khi thời tiết giao mùa hiệu quả nhất. Việc điều trị đúng bệnh, nhanh chóng, kịp thời sẽ tránh gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, để con yêu của bạn luôn được bảo vệ và chăm sóc tốt nhất.