Bệnh trĩ ở trẻ em là cụm từ khá mới mẻ, nhưng thực tế không chỉ người lớn mà cả các bé cũng bị bệnh trĩ. Vậy cách chữa bệnh trĩ ở trẻ em hiệu quả nhất là gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn kiến thức bổ ích này.
Do một số nguyên nhân như chế độ ăn uống, thói quen xấu trong sinh hoạt khiến trẻ mắc bệnh trĩ ngày một nhiều. Tuy không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến quá trình vui chơi của bé, nhất là đối với những bé bị trĩ nặng. Vì thế, nếu thấy bé có những biểu hiện như: Táo bón thường xuyên, đại tiện thấy đau, phải rặn lâu thậm chí ra máu… bạn nên có hướng điều trị kịp thời cho bé.
Những thông tin về bệnh trĩ ở trẻ em, ba mẹ có thể xem thêm tại đây.
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý

Trước tiên hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Trẻ có thể bị táo bón do ăn quá nhiều đồ cay nóng, vì thế nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, rau củ thay vì cho trẻ ăn quá nhiều đạm. Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ ăn, gia vị cay nóng. Nếu sau một thời gian bạn thấy bé đi đại tiện đều đặn, không bị táo bón thì dần bệnh trĩ sẽ được cải thiện.
Xem thêm: xét nghiệm sàng lọc sơ sinh
Hình thành thói quen tốt cho bé
Nhiều bé có thói quen sinh hoạt không tốt, việc đại tiện diễn ra trong thời gian dài, vì vậy để phòng tránh cũng như có cách chữa bệnh trĩ ở trẻ em hiệu quả cha mẹ cần rèn cho trẻ thói quen đại tiện từ khi còn nhỏ, đại tiện đúng giờ, tốt nhất là một ngày một lần, tuyệt đối không được để trẻ ngồi bô quá lâu, đặc biệt là đối với những bé mới biết ngồi. Do trẻ còn nhỏ chưa tự ý thức được nên việc hình thành thói quen sẽ giúp bé có phản xạ sau một thời gian.

Tạo thói quen cho bé tập những bài thể dục nhẹ nhàng giúp lượng máu lưu thông đều đặn, tốt cho hệ tiêu hóa còn “yếu ớt” của trẻ, hạn chế tình trạng bệnh trĩ kéo dài.
Đối với trẻ sơ sinh bạn có thể giúp bé vận động, xoa bụng để hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ.
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Đối với trẻ nhỏ nếu chưa thể tự vệ sinh cá nhân các bậc cha mẹ phải giúp bé giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, dùng nước ấm pha muối rửa cho bé sau mỗi lần đại tiện, đây cũng là cách chữa bệnh trĩ ở trẻ em hiệu quả đồng thời giúp phòng tránh bệnh hiệu quả.

Lưu ý: Nếu các biện pháp can thiệp điều trị trên sau một thời gian không đem lại hiệu quả đồng nghĩa với việc bệnh trĩ của bé đã bị nặng hơn, nhất là khi thấy bé đại tiện ra máu, ở hậu môn có khối sa đỏ tươi đó có thể là biểu hiện của bệnh sa trực tràng, khi đó cha mẹ cần đưa trẻ đến chuyên khoa nhi để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị đúng đắn.