Trên lưỡi của bé bắt đầu xuất hiện mảng trắng dày đặc khiến nhiều người lầm tưởng đó là cặn sữa, nhưng lâu ngày thấy con bỏ ăn các mẹ mới hốt hoảng cho bé đi khám và biết rằng con mình bị tưa lưỡi. Vậy cách chữa bệnh tưa lưỡi ở trẻ em như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Làm thế nào để biết trẻ bị tưa lưỡi?

Quan sát lưỡi của bé nếu thấy xuất hiện những chấm trắng nhỏ phía trên đầu lưỡi, sau đó lan rộng thành mảng có màu trắng ngọc trai, hoặc một mảng ban màu hồng, đỏ, bóng trên mặt lưỡi chứng tỏ bé đã có dấu hiệu bệnh tưa lưỡi ở trẻ em.
Trên lưỡi bé tiếp tục xuất hiện các mảng tưa không đều, màu trắng hoặc vàng nhạt lan dần trên bề mặt và xung quanh lưỡi, thậm chí khắp vòm miệng, ở mặt trong hai má, lợi, lan vào họng làm mất vị giác, khiến trẻ thấy đau, khó nuốt dẫn tới biếng ăn, quấy khóc.
Nếu nấm mọc dày còn có thể lan vào đường thở gây viêm phổi, nấm phổi, lan xuống dạ dày gây tiêu chảy rất nguy hiểm. Khi những mảng tưa bị bóc ra sẽ để lộ niêm mạc trợt đỏ gây đau rát cho bé.
Xem thêm: Bệnh tưa lưỡi ở trẻ em
Cách chữa bệnh tưa lưỡi ở trẻ em

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa bệnh tưa lưỡi ở trẻ em được các mẹ áp dụng như: Chữa bằng rau ngót, cỏ nhọ nhồi, mật ong, nước trà xanh… tuy nhiên khá nguy hiểm đến sức khỏe của bé.
Nhiều mẹ còn dùng thuốc cam để chữa tưa lưỡi cho trẻ trong khi nhiều bài thuốc cam bị nhiễm chì nặng gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Cách chữa bệnh tưa lưỡi hiệu quả và an toàn nhất là đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị nhi khoa hợp lý, tránh tự ý chữa bệnh cho bé tại nhà gây hậu quả đáng tiếc.
Lưu ý khi chăm sóc bé bị bệnh tưa lưỡi
– Rửa tay sạch sẽ trước khi làm vệ sinh cho bé
– Vệ sinh miệng cho bé thật nhẹ nhàng bằng gạc thấm nước muối sinh lý, không nên đánh tưa lưỡi thường xuyên và trà mạnh. Tuyệt đối không cậy những chấm trắng trên lưỡi trẻ vì sẽ gây chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng.

– Bệnh tưa lưỡi ở trẻ em rất dễ tái phát nên sau khi hết triệu chứng vẫn phải tiếp tục dùng nước muối sinh lý loại 0,9% vệ sinh lưỡi cho trẻ. Không nên cho trẻ bú ngay sau khi vừa đánh tưa xong, mà nên chờ ít nhất 20 phút mới cho bú hoặc cho trẻ ăn.
Bài viết trên đã chia sẻ đến các mẹ cách chữa bệnh tưa lưỡi ở trẻ em hiệu quả nhất, nó cung cấp thêm hành trang kiến thức để mẹ vững tin khi chăm sóc bé yêu.