Bé bị viêm da thường có cảm giác khô, ngứa ngáy, nặng hơn sẽ bị phù nề, chảy nước, bong vảy khiến nhiều mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho các mẹ cách chữa bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em hiệu quả nhất.
Viêm da dị ứng là gì?
Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em là bệnh mãn tính về da gây nên hiện tượng da khô và ngứa, phù nề, chảy nước, bong vảy…
Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ sơ sinh và trẻ em vì các bé vốn có làn da nhạy cảm, dễ bị tác nhân gây hại từ bên ngoài xâm nhập vào. Những người sống ở khu vực khí hậu khô, sống trên thành phố có nhiều khả năng mắc bệnh viêm da hơn do các tác nhân môi trường ô nhiễm, khói bụi…
Cách chữa bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em
Viêm da dị ứng khiến làn da bé mất nước, da bị tổn thương và xuất hiện các khe nứt nhỏ trên da không chỉ khiến bé cảm thấy đau rát, khó chịu mà còn là con đường để các tác nhân kích thích, dị nguyên và vi trùng xâm nhập sâu vào da. Vì thế một trong những cách điều trị bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em là chăm sóc trẻ tại nhà thật cẩn thận, nó sẽ giúp bé có cảm giác dễ chịu, tránh những biến chứng nguy hiểm.
– Làm sạch da: Dùng khăn ấm lau mặt cho bé và tắm rửa cho trẻ hàng ngày. Đối với vùng da tổn thương nặng nên ngâm trong nước ấm từ 15 – 20 phút (Ngâm từ 1 – 3 lần/ngày tùy độ nặng của bệnh), sau đó lau khô nhanh, bôi chất làm ẩm để ngăn cản tình trạng bốc hơi làm khô da.
– Bôi chất làm ẩm: Chất làm ẩm sẽ giúp duy trì độ ẩm ở da suốt cả ngày. Các mẹ có thể sử dụng chất làm ẩm dạng dung dịch, kem, dầu hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của bác sĩ ngay sau khi tắm (Tốt nhất nên chọn thuốc mỡ, vì trong thành phần có ít tá dược và tác dụng kết dính nhiều hơn).
– Giảm ngứa và kích ứng: Hãy cố gắng duy trì giấc ngủ của bé ổn định, vì ngủ không sâu giấc cũng là nguyên nhân dẫn đến thói quen gãi ngứa ở trẻ. Cần cắt móng tay cho trẻ, mang bao tay, vớ ban đêm để tránh trẻ gãi nên vùng da đang tổn thương. Chọn quần áo có chất liệu mát, thấm mồ hôi, cho trẻ ở phòng máy lạnh với nhiệt độ ổn định. Tránh cho trẻ ăn những thức ăn dị ứng. Không cho trẻ chơi dưới đất, không chơi với súc vật hay thú nhồi bong vì càng dễ gây kích ứng da.
Cần chú ý trong điều trị viêm da dị ứng ở trẻ em
– Nếu thấy bệnh tình của bé đã giảm hay đã ổn định vẫn phải tiếp tục bôi thuốc. Tuy nhiên không nên bôi một loại thuốc quá 10 ngày.
– Không lạm dụng corticoid: Thuốc bôi không quá 10 ngày, không sử dụng loại corticoid nặng cho trẻ em.
– Sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm.
– Trẻ lớn/người lớn có thể sử dụng các phương pháp khác như chiếu tia cực tím, ánh sáng trị liệu, các thuốc ức chế miễn dịch.
– Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Chú ý: Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể xảy ra biến chứng nếu điều trị không đúng cách. Vì vậy các mẹ chỉ bôi thuốc kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc trị bệnh cho con. Đặc biệt nếu thấy bé có dấu hiệu sốt, ngứa nhiều, đêm ngủ trằn trọc, da tổn thương nặng cần đưa bé đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị nhi khoa kịp thời.
Hiện nay một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu trong điều trị viêm da cho trẻ là bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu giàu kinh nghiệm, tận tâm, tận tình chu đáo với các bé cùng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại khiến quá trình thăm khám, định bệnh và điều trị của các bé trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả.