Viêm đường tiết niệu ở trẻ em tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu để lâu ngày cũng gây ra những di chứng nặng nề. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các mẹ cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em hiệu quả nhất.
Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em là gì?
Viêm đường tiết niệu là căn bệnh viêm nhiễm xảy ra tại cơ quan bài tiết, bao gồm: Niệu đạo, niệu quản, thận, bàng quang.
Bệnh gặp ở cả bé trai và bé gái do những nguyên nhân nhất định như nhiễm vi khuẩn hay việc vệ sinh không sạch sẽ. Tuy không gây nguy hiểm nhưng nó khiến bé không chịu chơi, mệt mỏi, hay quấy khóc.
Xem thêm: Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Trẻ nhỏ vốn chưa có khả năng biểu đạt rõ cảm xúc cũng như tự phát hiện được bệnh nên cha mẹ trong quá trình chăm sóc cần chú ý đến các con, khi thấy bé có những biểu hiện tiểu rắt, tiểu són, tiểu nhiều lần trong một thời gian ngắn, nhiều bé lớn hơn còn đưa tay sờ vào bộ phận sinh dục với vẻ mặt nhăn nhó… cần đưa con đến ngay bệnh viện để được khám tổng quát cho trẻ em.
Theo các bác sĩ, bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng và hoàn toàn có thể chữa được dứt điểm. Phương pháp và các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu ở trẻ em như thế nào còn phụ thuộc tình trạng bệnh và tác nhân gây bệnh ở mỗi trẻ. Vì vậy cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị bệnh cho bé, việc làm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Trong quá trình điều trị, các mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé, đặc biệt sau mỗi lần bé tiểu tiện hoặc đại tiện, tránh để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Phòng tránh viêm đường tiết niệu ở trẻ
Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu chưa thể chống lại được các tác nhân gây bệnh vì vậy việc quan tâm đến sức khỏe của trẻ là điều vô cùng cần thiết. Các mẹ nên thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, với bệnh viêm đường tiết niệu cũng vậy cần có biện pháp phòng tránh:
– Vệ sinh cho bé sạch sẽ, đúng cách nhất là vùng âm hộ, đáy chậu và hậu môn, nên vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn vào lỗ tiểu gây viêm nhiễm, nhất là các bé gái.
– Đối với trẻ nhỏ khi đóng bỉm cần xem có cặn trắng ở bỉm hay không. Thường xuyên thay bỉm nhất là khi trẻ tiểu tiện, đại tiện… tránh làm vi khuẩn lây lan.
– Để tăng lượng nước làm cho hệ bài tiết nước tiểu của trẻ tốt hơn cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, ăn uống đảm bảo vệ sinh với các loại rau quả sạch.
– Đối với các bé nam, cần cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ cho bé ngay nếu quan sát thấy bé đi tiểu mà bị phồng ở bao quy đầu và tiểu khó vì có thể bé bị dài hoặc hẹp bao quy đầu.