Giang mai bẩm sinh là căn bệnh lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, bệnh do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Dưới đây là dấu hiệu, cách phòng và cách điều trị bệnh giang mai bẩm sinh.
Dấu hiệu bệnh giang mai bẩm sinh
Dấu hiệu sớm
– Giang mai bẩm sinh sớm thường xuất hiện trong hai năm đầu đời và lây lan. Giang mai bẩm sinh sớm thường có các dấu hiệu như phỏng nước ở lòng bàn tay bàn chân, da sần, bị phồng lên trong nước có xoắn trùng, sổ mũi kéo dài.
Dấu hiệu muộn
– Giang mai bẩm sinh muộn thường xuất hiện triệu chứng như hồng ban (vết màu hồng xếp theo hình vòng cung, có thể tự khỏi không để lại sẹo).
– Mụn giang mai (trên da bệnh nhân có mụn với đường kính từ 5-20mm, có thể loét hoặc bị sùi), gôm giang mai (hạt dạng tròn dưới da không đau, sờ chắc như hạc, to dần ra, vỡ loét thàn hình tròn xung quanh, hơi tím rồi thành sẹo).
– Xoắn khuẩn giang mai khi xâm nhập vào phủ tạng sẽ gây phồng động mạch tim, viêm củng mạc, viêm não, màng não, viêm mống mắt, liệt kèm theo các biến chứng như hở hàm ếch, xương chày hình lưỡi liềm…
Cách điều trị bệnh giang mai bẩm sinh
Thông thường, bà mẹ khi mang thai bị giang mai sẽ được điều trị và đứa trẻ sau khi sinh ra cũng sẽ được điều trị giang mai bẩm sinh. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh giang mai bẩm sinh theo từng trường hợp:
– Nếu đứa trẻ sinh ra có kết quả xét nghiệm phản ứng RPR trong huyết thanh là dương tính, bác sĩ sẽ khuyến cáo mỗi tháng nên đưa trẻ khám lại 1 lần và sau 8 tháng, nếu kết quả là âm tính và không có biểu hiện giang mai bẩm sinh thì có thể dừng quan sát.
– Nếu đứa trẻ sinh ra có kết quả phản ứng RPR trong huyết thanh là âm tính, sẽ được khuyến cáo sau 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng cần khám lại một lần. Nếu kết quả là dương tính và không có biểu hiện giang mai bẩm sinh thì có thể loại trừ trường hợp trẻ mắc giang mai.
– Trường hợp trẻ sinh ra phản ứng RPR là dương tính thì cần tiếp tục theo dõi trong một năm, nếu kết quả vẫn là dương tính thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh.
– Trong quá trình thăm khám, nếu nhận thấy xuất hiện độ chuẩn có xu hướng tăng hoặc xuất hiện những biểu hiện bẩm sinh của bệnh giang mai thì cần lập tức cho điều trị.
– Trường hợp đứa trẻ sinh ra từ bà mẹ chưa được điều trị hoặc mới điều trị giang mai 4 tuần trước sinh, hoặc khi sinh ra trẻ mới được tiêm Penicillin điều trị giang mai thì có thể điều trị dự phòng bệnh giang mai.
Cách phòng ngừa bệnh giang mai bẩm sinh
Để phòng chống bệnh giang mai bẩm sinh, trước tiên cần phải phát hiện và điều trị kịp thời cho người mẹ trong thời kỳ mang thai. Cần thực hiện các xét nghiệm về phản ứng huyết thanh một cách có hệ thống cho tất cả phụ nữ có thai. Bởi bệnh giang mai càng được chữa trị sớm thì càng nhanh khỏi và không để lại biến chứng.
Giang mai là một bệnh dễ lây nhiễm và có thể gây những biến chứng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nắm rõ những dấu hiệu, biện pháp phòng ngừa và cách điều trị bệnh giang mai bẩm sinh để có thể tránh gây ảnh hưởng cho thai nhi trong quá trình mang thai.