Lồng ruột là bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ do kích thước ruột non và ruột già của trẻ chênh lệch nhau, dẫn đến tình trạng một đoạn ruột non chui vào ống ruột già kế cận. Dưới đây là cách điều trị bệnh lồng ruột ở trẻ em.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh lồng ruột
– Độ tuổi trẻ thường bị lồng ruột là khoảng 4-9 tháng, nhiều nhất ở trẻ 5-6 tháng.
– Biểu hiện là trẻ đang ăn uống bình thường bỗng khóc thét, da tím tái, bỏ bú. Sau đó trẻ hết khóc và bú lại. Khi cơn đau tái phát sẽ khiến trẻ khóc từng cơn, không bú, ưỡn người và nôn, mệt lả, da xanh nhợt chỉ sau vài giờ.
– Khoảng từ 6-12 tiếng sau, trẻ sẽ có dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi lẫn chút nhầy. Sức khỏe giảm sút rõ rệt như da tái đi, môi khô, người lạnh, mắt trũng, mạch đập nhanh. Nếu trong 24 giờ phát bệnh mà không có biện pháp điều trị thì trẻ sẽ bị nôn liên tục, trướng bụng, toàn thân lạnh, mạch nhanh, nhỏ, thở gấp nông, da nhợt nhạt và ruột bắt đầu hoại tử.
Cách điều trị bệnh lồng ruột ở trẻ em
Chăm sóc y tế khẩn cấp là cách điều trị bệnh lồng ruột ở trẻ em nhằm tránh mất nước nặng và sốc, cũng như ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra khi một phần ruột bị hoại tử do thiếu máu.
Phương pháp chăm sóc ban đầu
Khi trẻ được đưa đến bệnh viện, trước tiên các bác sĩ sẽ ổn định tình trạng sức khỏe. Các thao tác gồm có:
– Truyền dịch qua đường tĩnh mạch.
– Giảm áp suất ruột bằng cách đặt một ống thông qua mũi và đi vào trong dạ dày.
Tháo lồng ruột
– Bác sĩ có thể tư vấn gia đình cho bé dùng thuốc xổ bari hoặc không khí. Điều này có thể sửa và điều trị thành công lồng ruột. Nếu thuốc xổ thành công, việc tiếp tục điều trị thường là không cần thiết.
– Nếu ruột đã bị thủng hoặc dùng thuốc xổ nhưng không thành công trong điều chỉnh các vấn đề thì phẫu thuật là thủ thuật cần thiết lúc này. Các bác sĩ phẫu thuật sẽ tháo phần ruột bị mắc kẹt, cản trở và nếu cần thiết thì có thể loại bỏ bất kỳ các mô ruột đã hoại tử.
Trong một số trường hợp, lồng ruột có thể là tạm thời và tự cải thiện mà không cần điều trị. Nếu như không có vấn đề y tế cơ bản được tìm thấy gây ra lồng ruột thì không cần thiết phải điều trị thêm.
Trên đây là thông tin về bệnh lồng ruột và cách điều trị bệnh lồng ruột ở trẻ em rất hữu ích cho các bậc phụ huynh, đặc biệt là những người sắp sinh con hoặc vừa mới sinh con. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp cha mẹ có thêm nhiều kiến thức trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé yêu khôn lớn.