Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng cổ họng do vi khuẩn gây ra, thường gặp ở trẻ từ 5 -15 tuổi. Dưới đây là cách điều trị bệnh viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ em mà cha mẹ cần biết.
Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn là gì
Viêm họng liên cầu khuẩn (Streptococcus) là một bệnh nhiễm trùng cổ họng do vi khuẩn, làm cho cổ họng cảm thấy đau và hỗn tạp. Nếu không được điều trị, bệnh viêm họng liên cầu khuẩn có thể gây ra các biến chứng như viêm thận và sốt thấp khớp.
Viêm họng liên cầu khuẩn thường gặp nhất trong độ tuổi từ 5 đến 15, nhưng nó vẫn ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Vì thế, cha mẹ cần nắm rõ các triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ em để có thể chăm sóc con được tốt hơn.
Cách điều trị bệnh viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ em
Khi trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn, bác sĩ thường chỉ định kháng sinh penicillin hoặc amoxicillin để điều trị.
Nếu trẻ bị dị ứng với penicillin thì có thể thay thế bằng cephalosporin, erythromycin, azithromycin (zithromax).Thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng, phòng tránh biến chứng và ngăn nguy cơ lây lan bệnh cho người thân trong gia đình.
Sau khi trẻ uống thuốc, cha mẹ nên theo dõi trong vòng 2 ngày, nếu bệnh thuyên giảm tốt thì nên thông báo cho các bác sĩ biết. Thường thì sau 24 giờ điều trị bằng kháng sinh, trẻ sẽ bắt đầu hết sốt và không còn khả năng lây bệnh. Nếu trẻ khỏe mạnh hết sốt, phụ huynh có thể cho con đi học bình thường sau 24 giờ uống thuốc.
Cần lưu ý khi trẻ hết sốt, cha mẹ vẫn phải tiếp tục cho bé điều trị theo đơn của bác sĩ. Không được ngừng uống thuốc quá sớm sẽ khiến bệnh tái phát và nguy hiểm hơn có thể bị sốt thấp khớp và viêm thận.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn
– Sau khi điều trị bằng kháng sinh, cha mẹ nên cho con nghỉ ngơi và ngủ thật nhiều để tránh nhiễm trùng. Nên cho bé nghỉ học để tránh lây lan.
– Khi trẻ bị viêm họng sẽ dễ bị mất nước nên cho trẻ uống thật nhiều nước ấm, vừa làm ẩm cổ họng vừa giúp bé giảm đau rát.
– Cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, canh, ngũ cốc pha loãng, sữa chua, trứng mềm… Cần kiêng ăn thức ăn vị cay và thực phẩm có hàm lượng axit cao như cam, chanh.
– Cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày, tốt nhất là sau khi ngủ dậy, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
– Đặt máy phun sương trong phòng để giúp làm mềm cổ họng bé, bé sẽ dễ chịu và đỡ đau đớn hơn. Bên cạnh đó, có thể dùng thuốc xịt mũi saline để làm ẩm mũi và họng bé.
– Luôn để bé tránh xa khói thuốc lá vì chúng có thể gây kích thích đau họng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Những thông tin về đặc điểm, phương pháp chăm sóc và cách điều trị bệnh viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ em trên đây chắc chắn sẽ là những kiến thức rất hữu ích cho các bậc cha mẹ trong hành trình chăm sóc và nuôi dưỡng con yêu của mình.